Friday, November 22, 2024

Quảng Bình: Nhà trường lạm thu hay linh mục lạm quyền?

Bước vào năm học mới 2019 – 2020, lợi dụng mạng xã hội facebook một số đối tượng đã đăng tải, chia sẻ thông tin xúi giục phụ huynh học sinh tại các trường học trên địa bàn tỉnh Quảng Bình không đóng khoản thu về bảo hiểm y tế (BHYT). Bên cạnh đó, trong rao giảng một số linh mục có thành tích chống đối như Nguyễn Thanh Tịnh, Chánh Văn phòng kiêm Phó Chưởng ấn Giáo phận Hà Tĩnh, Nguyễn Lượng, quản giáo họ Minh Tiến (Tiến Hóa, Tuyên Hóa), Nguyễn Văn Hảo, quản xứ Diên Trường (Quảng Sơn, TX Ba Đồn), Lê Thanh Hồng, quản hạt Minh Cầm (Mai Hóa, Tuyên Hóa), Mai Xuân Ái, quản xứ Xuân Hòa, (Quảng Xuân, Quảng Trạch), Mai Văn Quốc, quản xứ Kim Lũ (Kim Hóa, Tuyên Hóa), Dương Sĩ Nho, quản xứ Hà Lời (Sơn Trạch, Bố Trạch)… đã tuyên truyền, xuyên tạc, ngăn cấm giáo dân là phụ huynh, học sinh không tham gia BHYT; viết đơn ký tên tập thể kiến nghị các cơ quan chức năng của tỉnh kiến nghị, phản đối về vấn đề này.

Quảng Bình: Nhà trường lạm thu hay linh mục lạm quyền?

Dưới chiêu bài tập huấn về nạn lạm thu, LM Nguyễn Lượng ngày càng chống đố, thách thứci chính quyền

Tại khoản 1, điều 2, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế quy định “Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng theo quy định của Luật này để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện”. Mặt khác, căn cứ khoản 4, điều 12, Luật này thì học sinh là đối tượng tham gia BHYT bắt buộc, thuộc nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng. Như vậy, BHYT là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng theo quy định của Luật này để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện. Vì vậy, học sinh là đối tượng tham gia BHYT bắt buộc và được nhà nước hỗ trợ một phần mức đóng theo các quy định của Chính phủ và Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Hành vi xúi giục, ngăn cấm học sinh không tham gia, đóng tiền để hưởng lợi từ BHYT của số đối tượng trên là là vi phạm pháp luật, đi ngược lại chính sách nhân đạo của Đảng và Nhà nước.

Quảng Bình: Nhà trường lạm thu hay linh mục lạm quyền?

LM Dương Sĩ Nho tìm cách can thiệp vào hoạt động dạy học trên địa bàn xã Sơn Trạch, Bố Trạch

Những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã và đang hết sức quan tâm về chính sách BHYT. Chỉ thị số 38-CT/TW ngày 07/9/2019 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa X nêu rõ: “BHYT là một chính sách xã hội quan
trọng, mang ý nghĩa nhân đạo và có tính chia sẻ cộng đồng sâu sắc, được Đảng và Nhà nước ta hết sức coi trọng và luôn luôn đề cao trong hệ thống chính sách an sinh xã hội”. Sau một thời gian dài triển khai, BHYT từng bước phát triển và đã đạt được những thành tựu quan trọng, số người tham gia BHYT không ngừng tăng lên; người nghèo và các đối tượng hưởng chính sách xã hội được Nhà nước
dùng ngân sách để mua và cấp thẻ BHYT ngày càng nhiều nên việc tiếp cận dịch vụ y tế của các đối tượng này đã cải thiện rõ rệt; quyền lợi trong khám bệnh, chữa bệnh của những người tham gia BHYT từng bước được mở rộng; cùng với ngân sách Nhà nước dành cho y tế, BHYT đã tạo ra nguồn tài chính công đáng kể cho việc khám bệnh, chữa bệnh, góp phần thực hiện mục tiêu công bằng trong chăm sóc sức khoẻ nhân dân và đảm bảo an sinh xã hội.

Chỉ thị cũng quán triệt sâu sắc về vị trí, vai trò, ý nghĩa của BHYT, xác định BHYT là một chính sách xã hội do Nhà nước tổ chức, nhằm huy động sự đóng góp tài chính của cộng đồng để tạo quỹ BHYT không vì mục đích lợi nhuận, giúp cho người tham gia BHYT có nguồn tài chính để chăm sóc sức khoẻ, bảo vệ quyền lợi của mình theo luật định. Đồng thời, BHYT là một bộ phận quan trọng trong chính sách tài chính y tế quốc gia và là một trong những phương thức tạo nguồn tài chính cho hoạt động chăm sóc sức khoẻ thông qua huy động đóng góp của người dân, được thực hiện có tổ chức, mang tính chia sẻ trong cộng đồng và nhằm mục đích thực hiện công  bằng, nhân đạo trong lĩnh vực bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ nhân dân.

Đảng và Nhà nước ta khẳng định, BHYT là một trong các hoạt động nhân đạo nhất, thể hiện sự hỗ trợ, tương thân tương ái trong chăm sóc sức khoẻ giữa người giàu với người nghèo, giữa người thuận lợi về sức khoẻ với người ốm đau và rủi ro về sức khoẻ, giữa người đang độ tuổi lao động với người già và trẻ em. Đồng thời, BHYT mang tính dự phòng những rủi ro do chi phí cao cho chăm sóc sức khoẻ gây nên khi ốm đau, bệnh tật với phương châm “Mua thuốc khi lành, để dành khi ốm”. Có nhiều hình thức BHYT, nhưng hình thức mang tính ưu việt nhất mà nước ta hướng tới trong chính sách BHYT là BHYT bắt buộc toàn dân với nguyên tắc mọi người dân đóng góp BHYT theo thu nhập cá nhân, người nghèo và người trong diện chính sách xã hội được Nhà nước hỗ trợ, nhưng khi khám bệnh, chữa bệnh hưởng theo quyền lợi đã được quy định dựa trên nhu cầu chữa bệnh; Việc tham gia BHYT là nghĩa vụ của mọi người dân, kể cả những người đang khoẻ mạnh. Trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo công tác BHYT là của các cấp uỷ đảng và các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương. Thực tế cho thấy, đã có những bệnh nhân do không tham gia BHYT khi ốm đau, tai nạn lại tìm đến những cơ sở y tế ngoài luồng, không giấy phép, thậm chí là lang băm để rồi nhận lấy những hậu quả khôn lường, tiền mất mà tật vẫn mang. Rõ ràng, không phải ai cũng hiểu hết được giá trị của tấm thẻ BHYT. Chỉ tới khi lâm vào cảnh bệnh tật, tai nạn, nhất là bị bệnh hiểm nghèo, chi phí vượt ngoài khả năng kinh tế của gia đình, lúc bấy giờ người bệnh và người nhà mới nghĩ đến giá trị của chiếc thẻ BHYT.

Quảng Bình: Nhà trường lạm thu hay linh mục lạm quyền?

LM Mai Văn Quốc, quản xứ Kim Lũ đang tìm cách “vẽ đường cho hươu chạy”

Với những lý do nêu trên, hành vi xúi giục, ngăn cấm không cho học sinh tham gia bảo hiểm y tế của một số đối tượng, linh mục trên địa bàn tỉnh Quảng Bình là cản trở học sinh thực thi nghĩa vụ của công dân trong việc chấp hành pháp luật; đồng thời, ngăn cản không cho học sinh được hưởng quyền lợi, lợi ích hợp pháp của mình khi tham gia chính sách nhân đạo này của Nhà nước ta.

Để giải quyết vấn đề trên, cấp ủy, chính quyền, các cơ quan chức năng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, nhất là ngành GD – ĐT cần sớm khẩn trương vào cuộc, tăng cường tuyên truyền, vận động phụ huynh học sinh thực hiện quyền lợi và nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật; đồng thời có biện pháp xử lý, răn đe đối với các đối tượng có hành vi xúi giục, ngăn cấm học sinh. Có như vậy, chủ trương, chính sách nhân đạo của Đảng và Nhà nước ta về BHYT mới được đẩy mạnh, phát triển sâu rộng, mạnh mẽ, đảm bảo quyền lợi cho toàn thể nhân dân.

Lăng Phong

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG