Saturday, September 21, 2024

Phạm Đoan Trang có xứng đáng nhận giải?

Ngày 12/9/2019, tại Berlin, CHLB Đức, tổ chức “Phóng viên không biên giới” (RSF) đã công bố và trao giải thưởng “Tự do báo chí 2019” cho 3 cá nhân, trong đó có Phạm Đoan Trang ở hạng mục “tầm ảnh hưởng”. Dù là tổ chức phi chính phủ nhưng RSF đã bị một số quốc gia có chính sách thù địch với Việt Nam tài trợ kinh phí, từ đó chi phối, thao túng, sử dụng như là công cụ chống phá Việt Nam với chiêu bài dân chủ, nhân quyền. Dưới vỏ bọc “bảo vệ tự do báo chí trên thế giới”, RSF thường ra các thông cáo hay bản phúc trình vu cáo tình hình nhân quyền trên phạm vi toàn cầu, trong đó có tự do báo chí của Việt Nam. Hằng năm, RSF tự đưa ra xếp hạng về tự do báo chí của các nước; lựa chọn, vinh danh và trao giải “Tự do báo chí” cho những nhà hoạt động dân chủ có đóng góp cho “tự do báo chí” trên thế giới. Việt Nam là nước luôn nằm trong diện quan tâm đặc biệt của RSF, cho nên mọi động thái xử lý của các cơ quan chức năng đối với các trường hợp hoạt động tuyên truyền chống phá Nhà nước thường được RSF lên tiếng bênh vực, bảo vệ.

Phạm Đoan Trang có xứng đáng nhận giải?

Về phía Phạm Đoan Trang, người được trao giải đó chính là nhà hoạt động “dân chủ” trong nước. Trang đã từng được tổ chức VOICE, do Trịnh Hội cầm đầu, thực ra là cánh tay nối dài của tổ chức khủng bố Việt Tân huấn luyện, đào tạo. Phạm Đoan Trang đã người có bề dày thành tích trong các hoạt động chống phá, vi phạm pháp luật khác nhau. “Thành tích” mà giới rận chủ nhắc đến nhiều nhất về Phạm Đoan Trang đó chính là hoạt động xuất bản các ấn phẩm trái phép từ nước nước ngoài rồi đưa vào trong nước tán phát. Có thể kể đến những đầu sách như “Chính trị bình dân”, “Phản kháng phi bạo lực” và mới nhất là “Cẩm nang nuôi tù”, được coi như những cuốn sách làm nên thương hiệu chống đối chính quyền của Phạm Đoan Trang đối với dân chủ.

Nội dung các cuốn sách của Phạm Đoan Trang thực chất chẳng có gì mới mẻ, có chăng là sự cóp nhặt, xào xáo lại từ các nguồn trên mạng internet mà thôi. Rõ ràng nhất là cuốn “Chính trị bình dân”, Phạm Đoan Trang từng bị tố ăn cắp bản quyền với bài viết “Phụ nữ, phượt hay không phượt” của “Xinh Trương An”, đồng nghiệp của Phạm Đoan Trang một thời tại báo Vietnamnet. Phạm Đoan Trang đã tự ý sử dụng bài viết của người khác để in sách, khi bị tác giả bài viết nhắn tin lật mặt, Phạm Đoan Trang đã lặn mất hút, không một lời phản hồi (link tham khảo https://m.facebook.com/story.php?story_fbid=683322068544475&id=100006000642094).

Người đọc có thể dễ dàng nhận thấy dụng ý của Phạm Đoan Trang khi viết những cuốn sách này, không gì khác là từng bước dẫn dắt, hướng dẫn, kích động người đọc từ nhận thức tiến đến các hoạt động đối đầu với chính quyền, cũng như cách thức đối phó khi bị xử lý. Bởi vậy, ngay sau khi thông tin về giải thưởng được công bố, Phạm Đoan Trang tỏ ra đầy sung sướng và nhận được sự chúc mừng của giới dân chủ trong nước. Chỉ cần nghe qua nội dung Phạm Đoan Trang đã trả lời phỏng vấn trên đài RFA cho thấy điều đó: “Em thật sự mong muốn nó có thể khích lệ các nhà báo khác, kể cả các nhà báo tự do, dấn thân nhiều hơn, theo đuổi sự thật, công lý, nhân quyền ở Việt Nam nhiều hơn” hay “Tự do truyền thông trong đó có tự do báo chí và tự do xuất bản sẽ là lĩnh vực cuối cùng mà họ nới lỏng. Cho nên, tự do báo chí các nhà báo phải chiến đấu mới có được. Cần sự nỗ lực, dấn thân của các nhà báo. Em rất mong các nhà báo ý thức được sự cần thiết, vai trò của mình trong việc đấu tranh giành lại quyền tự do báo chí”.

Dễ nhận ra điều không bình thường khi giải thưởng mang tên tự do báo chí lại đi trao cho một phần tử có bề dày thành tích chống phá Nhà nước Việt Nam. Một mặt giải thưởng trao cho Trang về bản chất, là sự cổ súy về tinh thần, mặt khác thông qua đó tìm cách đánh bóng tên tuổi để tìm nguồn hậu thuẫn về vật chất cho Trang tiếp tục hoạt động chống phá Nhà nước mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn. Ý đồ sâu xa hơn là nhằm vu cáo, xuyên tạc về tình hình nhân quyền tại Việt Nam. Bởi vậy, đây là một chiêu trò không mới trong các hoạt động chống phá của các tổ chức, cá nhân thù địch trong và ngoài nước đối với Việt Nam. Với cách trao giải đầy động cơ chính trị thế này, RSF tự hạ thấp vị thế của mình mà thôi.

Kỳ Sơn

Related Articles

1 COMMENT

  1. Một con tâm thần, vô liêm sỷ. Háo danh, ngạo mạn, không coi ai ra gì, chửi bới từ trên xuống dưới, chê bai tất cả các đồng nghiệp. Nó chửi tất cả các nhà báo, giờ lại ra vẻ “Em thật sự mong muốn nó có thể khích lệ các nhà báo khác, kể cả các nhà báo tự do, dấn thân nhiều hơn, theo đuổi sự thật, công lý, nhân quyền ở Việt Nam nhiều hơn”. Đánh đấm, đấu đá rất hăng. Tranh giành ảnh hưởng quyết liệt. Thế mà vẫn được khen là tốt bụng, khiêm tốn??? Đúng là vô liêm sỷ.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG