Monday, September 16, 2024

Công an Nghệ An phản pháo lại báo Bảo vệ pháp luật

Như đã thông tin ở bài trước, trong lần báo cáo với đoàn Giám sát tối cao của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội làm việc tại Nghệ An, thay mặt Công an Nghệ An, tướng Nguyễn Hữu Cầu (Giám đốc CAT, đại biểu quốc hội) báo cáo lại toàn bộ quá trình, kết quả điều tra đối với nghi vấn bé gái 6 tuổi ở Tp Vinh, Nghệ An bị xâm hại tình dục theo lời tố cáo của bố bé gái. Trong đó tướng Cầu đã khẳng định vụ việc chỉ là dựng chuyện, không có căn cứ để khởi tố vụ án, khởi tố bị can như nội dung tố cáo…

Xem thêm: http://www.molang0205.com/2019/08/ca-nghe-ang-ieu-tra-hanh-vi-cua-bao-bao.html

Công an Nghệ An phản pháo lại báo Bảo vệ pháp luật

Liên quan sự việc, người đứng đầu CA Nghệ An cũng cho biết, sở dĩ vụ việc trở nên rúng động, thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận bao gồm: “Người đầu tiên là Trang, chị ruột của Trung. Người này buôn bán hàng online, muốn có nhiều comment như kiểu Khá bảnh. Ngoài ra còn 2 đối tượng giúp sức khác người Hà Nội” thì một tác động khác khiến cho vụ việc bị đẩy thành cao trào, thu hút sự chú ý của dư luận và khiến cháu Th, bị xúc phạm, tổn hại về mặt danh dự có vai trò của báo Bảo vệ Pháp luật”.

Ông Cầu cũng cho biết, “Báo Bảo vệ pháp luật về đây viết 25 bài. Tôi đã đề nghị cơ quan An ninh điều tra rút bài xuống, phân tích làm rõ ảnh hưởng như thế nào đến lực lượng công an” với hành vi được cấu thành tại điều 131, BLHS (Tội Lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, tổ chức, cá nhân”).

Không hiểu báo này có phải giật mình và lo sợ trước thông tin được ông Cầu nói ra không nhưng không lâu sau đó đã có bài báo có tính phản pháo lại phát biểu của ông này: “Tướng Nguyễn Hữu Cầu đe nẹt Báo Bảo vệ pháp luật, nói vống gấp 2,5 lần”. Trong đó, bài báo đã bấu víu vào chi tiết số lượng bài báo mà Báo này đã viết trên thực tế với phát biểu của ông tướng này để phản pháo. Tuy nhiên, theo dõi sự việc và cách tác nghiệp của phóng viên, đội ngũ ban biên tập báo này thì xem chừng, sự việc, câu chuyện đang được nói đến không nằm ở số lượng những bài viết (một cứ liệu chỉ mang tính tương đối) mà ở cách thức thực hiện….

Trên nền tảng của điều này, nên sau đó, với tinh thần chỉ rõ sai phạm của báo này, đồng thời cho công luận thấy được sự khách quan, công tâm của mình, trên báo Công an Nghệ An, cơ quan ngôn luận của Công an tỉnh này đã có bài viết có tính “đáp trả” lại: http://congannghean.vn/an-ninh-trat-tu/201908/bao-bao-ve-phap-luat-da-thuc-long-bao-ve-phap-luat-869446/.

Bài báo này đã đi đến phân tích khá sâu bản chất của câu chuyện gây tranh cãi giữa báo này với người lãnh đạo cao nhất của Công an Nghệ An: “Là cơ quan ngôn luận của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Báo Bảo vệ pháp luật thực hiện chức năng tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước; tuyên truyền về hoạt động tư pháp. Thế nhưng, theo dõi những bài viết phản ánh sự việc liên quan đến vụ bé gái 6 tuổi tại TP Vinh vừa qua, độc giả và người dân càng thêm hoài nghi về mục đích, hiệu quả hoạt động của tờ báo Bảo vệ pháp luật. Báo Bảo vệ pháp luật có đi đúng con đường mình đã được định hướng, hay lại làm những việc hoàn toàn trái ngược, công kích, thậm chí đẩy một nạn nhân vô tội vào con đường khốn cùng, oan ức?

Có lẽ, Trần Thị T.A (quê Hậu Giang), người được Nguyễn Thanh Trung chỉ đích danh trong vụ án mà Trung tố cáo lên Công an TP Vinh về hành vi xâm hại tình dục cháu bé N.T.B.T sẽ không bao giờ quên những tháng ngày tủi hổ, xót xa đã qua. Với một cô gái 16 tuổi, thực sự đó là thời điểm ám ảnh nhất trong cuộc đời. Từ một lời tố cáo hoàn toàn bịa đặt của Trung, chỉ trong vài ngày, A. bỗng chốc trở thành nạn nhân những anh hùng bàn phím, và nhất là “cộng đồng mạng”. Dù chưa có bất cứ kết luận nào của cơ quan điều tra, dù vụ việc đang được Công an TP Vinh tích cực làm rõ, nhưng A. đã bị dư luận xúc phạm, bị chửi rủa và thậm chí là “kết án oan”. Tích cực nhất, trong vụ việc này, không ai khác chính là Báo Bảo vệ pháp luật.

Từ khi vụ việc mới phát hiện chưa được lâu, thay vì để cơ quan Công an tập trung điều tra, Báo Bảo vệ pháp luật đã đăng tải nhiều bài viết mang tính quy chụp, phiến diện. Tờ báo này khai thác đủ mọi góc cạnh để thu hút dư luận, thậm chí chỉ trích lực lượng Công an. Nổi cộm là các bài viết: “Vụ bé gái 6 tuổi nghi bị xâm hại: Tôi có tiền án nhưng con tôi cần được bảo vệ”; “Vụ bé gái 6 tuổi tố nghi bị xâm hại tình dục: Lời kể đau đớn của người bố trẻ”; “Vụ bé gái 6 tuổi nghi bị xâm hại tình dục: Có khởi tố vụ án hình sự”… Tất cả chỉ có mục đích là kết án Trần Thị T.A là thủ phạm, là người thực hiện hành vi xâm hại tình dục trẻ em.

Vậy là chỉ từ một lá đơn tố cáo chưa rõ ràng, tờ báo này đã vội vàng đưa ra những ám chỉ mang tính kết luật về hành vi của một con người. Thậm chí, ngay cả khi có kết luận giám định pháp y về việc bé gái không bị xâm hại, tờ báo này vẫn “cố đấm ăn xôi”, đẩy dư luận và bạn đọc hoài nghi theo một hướng khác với tiêu đề ám chỉ nhiều điều: “Màng trinh không bị rách không phải là yếu tố duy nhất định tội xâm hại tình dục”… Đọc những bài viết này, thực sự, dư luận đều nghĩ A. chính là thủ phạm của vụ việc trên. Trong lúc xã hội đang lên án mạnh mẽ hành vi xâm hại tình dục trẻ em thì những bài viết phiến diện của Báo Bảo vệ pháp luật càng được chia sẻ rộng rãi trong cộng đồng mạng”.

Nghĩa là lẽ ra, với những vụ án kiểu này, khi mà chưa có kết luận chính thức từ cơ quan điều tra thì các cơ quan báo chí nói chung, báo Bảo vệ pháp luật nói riêng nên chỉ phản ánh bên lề; chưa nên đưa ra những sự quy kết hay làm thay chức năng của cơ quan điều tra. Đằng này, báo Bảo vệ pháp luật lại làm điều ngược lại. Họ không chỉ làm thay mà còn thông qua đó thúc ép cơ quan điều tra tiến hành điều tra, xử lý sự việc theo định hướng của mình. Đây là điều khiến cho công luận có quyền nghi ngờ về động cơ thiếu trong sáng của báo này trong lần về Nghệ An tác nghiệp này.

Một nhà báo tại Nghệ An có Fb Nhat Lan Ngo đã viết như thế này sau khi xem lại cách tác nghiệp của báo Bảo vệ pháp luật: “ĐÁNG HỌC HỎI

 

 

 

Dõi theo loạt bài liên quan cháu bé 6 tuổi, nhất là đọc bài viết “Tướng Nguyễn Hữu Cầu đe nẹt Báo BVPL, nói vống gấp hơn 2,5 lần?” của Báo BVPL, đăng đầu chiều ngày 23/8/2019, chợt phát hiện một điều thực thú vị.

 

 

 

Lâu nay cứ nghĩ, báo chí tham gia xử lý đơn thư công dân phải theo một nguyên tắc cơ bản. Đó là phải hoàn thành việc xác minh, điều tra, biết được bản chất của sự việc, phân định được đúng, sai, thì mới thực hiện tác phẩm báo chí để vượt qua hàng rào nhiều lớp kiểm duyệt, để được đăng tải.

Hóa ra nhầm to.

Phương pháp xử lý đơn thư của Báo BVPL, qua việc tố cáo của Nguyễn Thanh Trung, chả cần phải thế. Tức là đơn là căn cứ, cứ thế mà phang, thêm ít kể lể của người có đơn, thêm ít lâm ly hoàn cảnh, nhân dạng, thời tiết mưa bão, nắng nóng này nọ, cùng lời dặn dò đầy trách nhiệm “phải chịu trách nhiệm hoàn toàn trước pháp luật…” là quá ổn.

Cách làm này, quả rất hay, rất tuyệt. Vô cùng nhàn hạ. Không còn sợ nắng gió. Không còn sợ mưa rét. Cũng không còn sợ đi lại vất vả, tốn kém… Quan trọng hơn, đơn sai cũng chẳng việc gì sợ, Vì ta đã dặn dò hết sức “trách nhiệm” rồi…

Đáng học hỏi lắm. Nên tin và làm theo đi! Vì Báo BVPL, là cơ quan của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đấy. Thằng này nó đã làm được, thì hẳn phải đúng.

Không cần dẫn chứng chi tiết ở 9 hay 25 bài viết gì đó cho lòng vòng, mất thời gian đâu. Chỉ vài câu tại bài “Tướng Nguyễn Hữu Cầu đe nẹt Báo BVPL, nói vống gấp hơn 2,5 lần?” là rõ này: “… khi nhận đơn kêu cứu của Trung, phóng viên Báo BVPL đã yêu cầu Trung phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung tố cáo, và nhắc nhở: nếu tố cáo sai, bịa đặt là phạm tội vu khống…”. Đấy! Ý là phóng viên Báo BVPL đã yêu cầu Nguyễn Thanh Trung “phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung tố cáo” rồi nhé. Nhớ là “hoàn toàn” nhé. Nó tố sai thì nó chịu nhé!.

Còn tao. Tao đéo biết! Kkk https://baonghean.vn/khoi-to-nguoi-bo-dung-chuyen-con-gai-6…“.

Cũng theo tin từ nhiều nguồn thì xung quanh cách làm báo của báo Bảo vệ pháp luật cũng có nhiều chuyện cần phải bàn. Trong đó chỉ riêng tại Nghệ An thôi không ít lần phóng viên của báo này đã dính những phốt ăn tiền, bảo kê vòi vĩnh tiền của doanh nghiệp… bị cơ quan báo chí khác phản ánh, đăng tải. Sự việc thêm một lần nữa là lời cảnh tỉnh cho cách làm báo, tác nghiệp và cả đạo đức báo chí của không ít cơ quan báo chí, người làm báo… Người ta cũng có quyền đặt ra những nghi vấn kiểu như họ làm báo hay xem đấy là cái bình phong để thực hiện những hành vi ăn bẩn…

Được biết, báo Bảo vệ pháp luật là cơ quan của Viện kiểm sát tối cao. Có lẽ với những gì đã xảy ra thì Viện kiểm sát tối cao đã nên có một cuộc đãi phẫu và thay máu thực sự với tờ báo dứt ruột đẻ ra này!

Mõ Làng

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG