Ngay sau vụ việc xét xử sơ thẩm đối với Phan Kim Khánh vì hoạt động xâm phạm ANQG, ngay lập tức các tổ chức nhân quyền ở bên ngoài đã lên tiếng vu cáo Việt Nam đàn áp tiếng nói đối lập và coi việc xử lý những trường hợp đó là dựa vào lý do không hợp lý đó là “vì an ninh quốc gia”. Xem xét lý do này cần phải thấy rằng:
Thứ nhất, không phải chỉ mỗi Việt Nam mới sáng tạo nên lý do vì an ninh quốc gia mà tất cả các nước trên thế giới đều xây dựng luật pháp nhằm để bảo vệ khách thể quan trọng này. Có rất nhiều dạng nguy cơ đe dọa và xâm phạm an ninh quốc gia, đó có thể là vấn đề vĩ mô thuộc về chính sách đối ngoại và quốc phòng của một nước, cũng có thể là hành động vi phạm pháp luật của cá nhân sẽ gây tác động làm suy yếu nền an ninh quốc gia. Do đó trường hợp cá nhân mạo danh dân chủ nhân quyền để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật cũng là một trong những trường hợp xâm phạm an ninh quốc gia.
Thứ hai, cần thấy rằng bản chất của an ninh quốc gia là “An ninh quốc gia là sự ổn định, phát triển bền vững của chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, sự bất khả xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc” căn cứ vào khoản 1, điều 3 Luật An ninh quốc gia năm 2004. Từ khái niệm này có thể thấy rằng an ninh quốc gia vừa là mục tiêu vừa là khách thể quan trọng cần phải bảo vệ nếu không sẽ đe dọa đến sự phát triển bền vững của dân tộc. Do đó, những hành vi xâm phạm chắc chắn sẽ dẫn đến những hậu quả hết sức nguy hiểm.
Trở lại với hành động của Phan Kim Khánh hay bất cứ những kẻ mạo danh dân chủ nhân quyền hiện nay, mặc dù nấp đằng sau những khẩu hiệu mỹ miều nhưng thực chất cách làm của những kẻ này đó là cổ súy cho bạo lực, kích động quần chúng nhân dân tiến hành biểu tình, gây bạo loạn tại các khu vực để từ đó lấn lướt thậm chí vô hiệu hóa, chiếm cơ quan chính quyền (như trong vụ việc tại Lộc Hà, Hà Tĩnh ngày 3.4 vừa qua).
Chính vì lý do bảo vệ khách thể quan trọng nhất, dễ bị tổn thương nhất và xuất phát từ hành vi gây ra nguy hiểm cho cộng đồng xã hội cho nên tất cả các nước trên thế giới đều áp dụng các chế tài xử lý những kẻ có mưu đồ xấu chứ không riêng tiền lệ của Việt Nam.
Có lẽ ủy ban nhân quyền ở Pháp hay Mỹ đều thích đưa ra những vấn đề lớn lao như dân chủ nhân quyền nhưng chúng lại vứt bỏ đi tính cao đẹp của nó mà điều quan trọng nhất đó là dùng lý do nhân quyền cao hơn chủ quyền để can thiệp vào an ninh quốc gia mỗi nước.
Đó mới là những hành vi vi phạm dân chủ nhân quyền đê hèn nhất.