Yak-52 – loại máy bay quân sự vừa bị rơi ở Khánh Hòa gắn liền với nhiều thế hệ phi công Việt Nam.
Về vụ rơi máy bay ở Khánh Hòa khiến 2 phi công hy sinh, theo nguồn tin từ Ban An Toàn bay của Quân chủng Phòng không – Không quân, máy bay Yak-52 thuộc Trường Sĩ quan Không quân trong quá trình huấn luyện đã gặp tai nạn và bị rơi.
Máy bay quân sự Yak-52. Ảnh: Quân Đội Nhân Dân
Theo báo điện tử Phòng Không – Không Quân, máy bay huấn luyện Yakovlev Yak-52 do phòng thiết kế Yakovlev của Liên Xô thiết kế và chế tạo trong những năm 1970, sau này được Aerostar của Romani mua bản quyền và sản xuất. Máy bay được lắp hệ thống điện tử hàng không theo tiêu chuẩn Châu Âu. Các học viên khi học bay lần đầu tiên đều sử dụng Yak-52 vì những ưu điểm như nhỏ, nhẹ, tính đơn giản, dễ điều khiển, bảo trì.
Yak-52 thực hiện chuyến bay thử nghiệm đầu tiên vào năm 1976 và chính thức được giới thiệu trước công chúng năm 1979. Ảnh: Quân Đội Nhân Dân
Là một máy bay huấn luyện sơ cấp, Yak-52 đã gắn liền với nhiều thế hệ phi công Việt Nam, không ít trong số đó sau này đã trở thành các phi công điều khiển các chiến đấu cơ hiện đại. Ban đầu, loại máy bay này được thiết kế để làm máy bay huấn luyện cho các học viên trong đội bay thể thao hoặc bay trình diễn của Liên Xô. Tuy nhiên sau đó, Yak-52 đã dần dần trở thành phi cơ huấn luyện sơ cấp chuyên cho mọi phi công quân sự. Nguồn: Jetphoto/Kiến Thức
Được phát triển từ Yak-50, chuyến bay đầu tiên của Yak-52 bắt đầu được thực hiện từ năm 1976 và vào năm 1979, chiếc máy bay sử dụng động cơ cánh quạt này chính thức được đưa vào sản xuất hàng loạt. Ảnh: Quân Đội Nhân Dân
Ở Việt Nam, máy bay Yak-52 đang được biên chế trong Trung đoàn Không quân 920 (Trường Sĩ quan Không quân). Tất cả các học viên phi công nếu muốn bước lên các loại tiêm kích hiện đại như Su-27 hay Su-30 trước hết đều phải được huấn luyện bay trên chiếc máy bay cánh quạt một động cơ này. Nguồn: Kiến Thức
Là loại máy bay huấn luyện, Yak-52 được thiết kế với hai chỗ ngồi.
Loại máy bay này có chiều dài khoảng 7,75m, sải cánh rộng 9,3m và sử dụng một động cơ cánh quạt hai lá công suất 360 mã lực. Nguồn: Kiến Thức
Buồng lái mô phỏng được xây dựng dựa trên mô hình Yak-52 để các phi công “bay nguội” trước khi được tiếp cận và học tập trên máy bay thật. Nguồn: Kiến Thức
Tốc độ tối đa mà Yak-52 đạt được là 420 km/h, độ hành trình vào khoảng 220 km/h, trần bay 4.000m và không có khả năng mang vũ khí. Nguồn: Kiến Thức
Do được sản xuất để trở thành phi cơ huấn luyện cho các đội bay thể thao, Yak-52 có khả năng nhào lộn khá tốt và nó giúp các phi công học viên quen với việc nhào lộn ở tốc độ thấp trước khi họ tiếp cận với các loại tiêm kích có khả năng nhào lộn ở tốc độ siêu âm. Ngoài ra, Yak-52 còn rất thích hợp cho phi công huấn luyện bay theo đội hình, thực nghiệm động tác bổ nhào, tấn công mặt đất ở tốc độ thấp – giúp những sai sót của học viên trong quá trình huấn luyện không dẫn tới hậu quả quá nghiêm trọng. Nguồn: Kiến Thức
Phi hành đoàn trên Yak-52 gồm 2 người. Độ dài máy bay là 7,7m; sải cánh: 9,3m; cao: 2,7m; diện tích cánh: 15m2; trọng lượng rỗng: 1015 kg; trọng lượng cất cánh tối đa: 1315 kg. Yak-52 có 1 động cơ piston đơn 9 xilanh Vedeneyev M-14P cung cấp công suất 360 mã lực.
Tốc độ tối đa: 360 km/h; tốc độ hành trình: 190 km/h; tầm hoạt động: 500km; trần bay: 4000 km; tốc độ leo cao: 7m/s. Yak-52 có tốc độ bay bằng lớn nhất khi trọng lượng 1315kg trên độ cao 1000m, với càng có bánh lốp là 270km/h; với càng có thanh trượt tuyết là 223 km/h.
Độ cao hoạt động lớn nhất của Yak-52, với càng có bánh lốp là 4000m; với càng có thanh trượt tuyết là 4000 m. Thời gian lấy độ cao từ 0-4000m khi động cơ làm việc ở chế độ định mức I: với càng có bánh lốp là 15 phút; với càng có thanh trượt tuyết là 25,5 phút.
Tầm bay thực tế lớn nhất của Yak-52, ở độ cao 500m: trọng lượng cất cánh 1315kg, nạp đầy xăng bay với tốc độ đồng hồ 190km/h; còn 10% xăng trong thùng và các đường ống, quãng đường bay được là 465km. Khi này thời gian bay tương ứng là 2 giờ 30 phút. Ở độ cao là 500m và tốc độ bay là 175km/h, khi cất cánh với trọng lượng 1355kg có càng với thanh trượt tuyết (lượng xăng 120 lít) với lượng xăng còn lại 10% là 390km. Khi này thời gian bay tương ứng là 2 giờ 20 phút.
Quãng đường chạy đà khi vận tốc rời đất là 120km/h: với càng có bánh lốp là 180-200m; với càng có thanh trượt tuyết là 200m. Quãng đường hãm đà khi vận tốc tiếp đất 120km/h với cánh tà thả trong điều kiện khí tượng tiêu chuẩn: với càng có bánh lốp là 330km; với càng có thanh trượt tuyết là 240m.
Tốc độ đảo cánh của máy bay với càng có bánh lốp khi trọng lượng máy bay 1315 kg ở chế độ làm việc ga nhỏ “MI” của động cơ: khi bay sấp là 120km/h; khi bay ngửa là 150km/h; khi càng thả, cánh tà thả là 110km/h.
Tốc độ đảo cánh của máy bay với càng có thanh trượt tuyết khi trọng lượng máy bay 1355kg, ở chế độ làm việc ga nhỏ “MI” của động cơ: với càng thả, cánh tà thu 120km/h; với càng thả và cánh tà thả 110km/h.
Dân việt