Saturday, November 23, 2024

Xung quanh phát biểu “Tự do tôn giáo là quyền chứ không phải là ân huệ xin – cho”

Không phải ngẫu nhiên Mõ nhắc lại câu nói nổi tiếng nhưng có hơi phiến diện của nguyên Tổng Giám mục Tổng Giáo phận Hà Nội Ngô Quang Kiệt trong cuộc làm việc với UBND Tp Hà Nội năm 2019: “Tự do tôn giáo là quyền chứ không phải là ân huệ xin – cho”.

Bởi mới đây câu nói này được Linh mục Gioan Nguyễn Ngọc Nam Phong dẫn về trong một stt ngắn của ông này xung quanh phản hồi của UBND huyện Tân Uyên (Lai Châu) đối với đề nghị tổ chức cuộc lễ ngoài cơ sở thờ tự của TGM GP Hưng Hoá, Hà Nội. Xin được trích toàn văn:

Xung quanh phát biểu

Xung quanh phát biểu

“Tự do tôn giáo là quyền chứ không phải là ân huệ xin – cho” – Tổng Giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt

Docat số 65 viết: “Quyền tự do tôn giáo, được tự do lựa chọn và thực hành một tôn giáo, là một quyền quan trọng, không được có bất kỳ sự ép buộc nào về tôn giáo”.

Nên biết: “Nhân quyền không phải là một sáng kiến của những chuyên gia pháp lý, cũng không phải là một thoả ước tuỳ tiện của những chính trị gia có thiện ý. Nhân quyền là những quyền được ghi khắc trong bản tính con người.” (Docat 64).

Kết luận: Ở Việt Nam, chưa bao giờ có tự do tôn giáo thực. Bao lâu còn cơ chế xin cho thì bấy lâu không có tự do. Cái khổ là mình đi xin, nên đã tự trao cho nhà nước “quyền cho”.

Và xin được nói đôi điều….

Xin được bắt đầu bình luận sự việc ở chính cái ngữ nghĩa của văn bản. Ở đây toà giám mục Gp Hưng Hoá có “đề nghị” đối với UBND Huyện Tân Uyên (Lai Châu). Nghĩa là họ đang chờ đợi câu trả lời cho hoặc không cho của cơ quan này với tư cách là chủ thể quản lý, quyết định đối với đề nghị này!

Đây cũng là điều xảy ra hàng ngày, giữa cơ quan làm nhiệm vụ quản lý nhà nước với các khách thể liên quan. Và ở đó, các khách thể liên quan phải chấp nhận cái thực tế không phải bất cứ đề nghị, tờ trình hay văn bản có ý nghĩa đề nghị nào cũng được chấp nhận, thoả mãn.

Việc chấp hành (thông qua có văn bản) chỉ là điều kiện cần, còn điều kiện “đủ” ở đây ngoài phụ thuộc vào ý chí chủ quan, suy nghĩ của cơ quan quản lý nhà nước thì còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố…

Trong trường hợp này, văn bản phản hồi của UBND huyện Tân Uyên (Lai Châu) đã nói hết sức rõ ràng, cụ thể đồng bào dân tộc Mông tại điểm đề nghị sinh hoạt tôn giáo đó mới chuyển đổi từ Tin Lành sang Công giáo nên đời sống chưa thực sự ổn định, chưa thực hiện việc đăng ký sinh hoạt tôn giáo theo quy định; còn có tình trạng lôi kéo tín đồ, gây mất đoàn kết đồng bào dân tộc trên địa bàn…

Trở lại với phát biểu của Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt, khẳng định nhất quán rằng, tự do tôn giáo luôn là một cái quyền; nhưng không có cái quyền nào là tuyệt đối; nó là một mệnh đề được kết hợp với nghĩa vụ. Quyền của anh chỉ thực sự có và đảm bảo khi anh tuân thủ, đáp ứng đầy đủ các nghĩa vụ liên quan. Còn một khi anh chưa đáp ứng hết thì đương nhiên quyền của anh chưa được đảm bảo…

Tôn giáo không ngoài những ngoại lệ thường tình đó.

Thep molang

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG