Ngày 11/4, Tòa thánh Vatican họp với các nhà lãnh đạo Nam Sudan tại nơi cư trú của Giáo hoàng Francis để cầu nguyện và thuyết giảng nhằm hàn gắn sự chia rẽ ở quốc gia này. Giáo hoàng Francis phát biểu “Sẽ có những cuộc đấu tranh, bất đồng giữa các bạn nhưng hãy giữ chúng bên trong các bạn, bên trong văn phòng. Còn trước mặt mọi người, hãy nắm tay nhau đoàn kết”.
Việc làm nhỏ, ý nghĩa lớn lao
Tại cuộc gặp, Giáo hoàng Francis kêu gọi Tổng thống Nam Sudan Salva Kiir và 3 phó tổng thống tôn trọng một hiệp định đình chiến đã được ký kết, đồng thời thực hiện cam kết thành lập chính phủ thống nhất vào tháng tới.
Giáo hoàng Francis nói “Tôi nói với các bạn như một người anh em để gìn giữ hòa bình, bằng cả trái tim. Sẽ có nhiều vấn đề nhưng chúng sẽ không khuất phục được chúng ta. Hãy giải quyết vấn đề của các bạn”. Giáo hoàng Francis cho biết người dân Nam Sudan đã kiệt sức vì chiến tranh, bởi thế các nhà lãnh đạo có nhiệm vụ xây dựng quốc gia non trẻ của mình bằng công đạo.
Giáo hoàng Francis quỳ lạy hôn chân một quan chức lãnh đạo Nam Sudan một cách khó khăn vì bệnh tật Ảnh REUTERS
Nam Sudan chìm vào cuộc nội chiến sau khi Tổng thống Kiir (người dân tộc Dinka) sa thải Phó Tổng thống Riek Machar (người dân tộc Nuer). Khoảng 400.000 người đã thiệt mạng và hơn 1/3 trong số 12 triệu người dân Nam Sudan phải đi sơ tán, gây ra cuộc khủng hoảng tị nạn tồi tệ nhất ở châu Phi kể từ vụ diệt chủng ở Rwandan năm 1994. Dư luận quốc tế bày tỏ lo ngại cuộc đảo chính ở nước láng giềng của Nam Sudan là Sudan hôm 11/4 có thể làm ảnh hưởng tới thỏa thuận hòa bình mong manh vốn chấm dứt cuộc nội chiến kéo dài 5 năm ở Nam Sudan.
Giáo hoàng Francis hôn chân một quan chức lãnh đạo Nam Sudan Ảnh REUTERS
Tại buổi gặp gỡ, bất ngờ Giáo hoàng Francis quỳ lạy từng người nhờ có sự trợ giúp của trợ lý. Các nhà lãnh đạo Nam Sudan tỏ ra sững sờ khi vị Giáo hoàng 82 tuổi, bị đau chân mãn tính, được các trợ lý giúp đỡ khi ông quỳ xuống một cách khó khăn để hôn chân hai thủ lĩnh đối lập chính và một số người khác. Trong những ngày vừa qua, truyền thông quốc tế đưa tin rất nhiều về sự kiện có một không hai này.
Một trái tim bao dung, vị tha, yêu chuộng hòa bình
Giáo hoàng Phanxicô sinh ngày 17/12/1936, tên thật là Jorge Mario Bergoglio, là vị giáo hoàng thứ 266 và là đương kim giáo hoàng của Giáo hội Công giáo Rôma.
Sinh tại Buenos Aires, Argentina trong một gia đình có năm anh em di dân gốc Italia. Bergoglio bắt đầu học Thần học sau khi có bằng Thạc sĩ Hóa học của Đại học Buenos Aires. Ông trở thành linh mục năm 1969, và đến năm 2001, Giáo hoàng Gioan Phaolo II phong ông làm hồng y. Ngày 13/3/2013, ông được bầu làm Giáo hoàng trong cuộc Mật nghị Hồng y sau khi Giáo hoàng Đức Biển XVI thoái vị thoái vị. Giáo hoàng Phanxicô được đánh giá là người khiêm nhường, quan tâm đến người nghèo, sẵn sàng đối thoại với các nhóm cộng đồng có tư tưởng, xuất thân và niềm tin khác nhau. Sau khi đắc cử Giáo hoàng, ông vẫn thể hiện tác phong giản dị hơn trong quá trình làm việc hàng ngày. Giáo hoàng chọn nơi cư ngụ là Lưu xá Thánh Mastta (một nhà khách của Vatican) thay vì trong căn hộ dành riêng cho Giáo hoàng tại điện Tông tòa. Giáo hoàng ăn mặc cũng đơn giản hơn và từ chối mặc chiếc áo choàng sặc sỡ truyền thống dành cho Giáo hoàng sau khi đắc cử.
Cách hành xử của Giáo hoàng tại cuộc gặp đã khiến cho nhiều người bất ngờ và thực sự cảm động. Bởi ở cương vị của người đứng đầu Tòa thành Vatican, được bao tín đồ trên toàn thế giới kính trọng, ngưỡng vọng nhưng Giáo hoàng Francis vẫn hạ mình trước các nhà lãnh đạo Nam Sudan. Việc Giáo hoàng quỳ lạy không phải là tự hạ thấp mình, đánh mất uy tín, hành ảnh trong mắt của cộng dân cư. Đó như động thái để đánh thức lương tri, đạo lý của các nhà lãnh đạo Nam Sudan trước tính mạng của hàng trăm ngàn người dân nước này đang bị đe dọa bởi chiến tranh mà nguyên nhân sâu xa chỉ là mâu thuẫn, bất đồng giữa giới cầm quyền đại diện cho hai sắc tộc Dinka và Nuer. Tấm lòng bao dung, vị tha, yêu chuộng hòa bình của Giáo hoàng Francis mãi được nhân loại ca tụng. Tuy chỉ là hành động khiêm nhường nhưng lại toát lên sự vĩ đại, khát vọng lớn lao trong trái tim của Giáo hoàng Francis, đó là cầu mong hòa bình cho người dân Nam Sudan.
Võ Thắng