Trung Quốc có thể xây dự án nước ngọt, hút 190 triệu lít nước từ hồ Baikal, Nga.
Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev cho biết, Nga đang rất cẩn trọng xem xét một dự án khai thác nước ngọt từ hồ Baikal từ nhà đầu tư Trung Quốc.
Nga tuyên bố xem xét cẩn trọng dự án xây dựng nhà máy trên bờ hồ Baikal. Ảnh: The Moscow Times
Thủ tướng Medvedev cho biết, ông rất quan tâm đến các lo ngại của địa phương và các nhà hoạt động về kế hoạch xây dựng nhà máy nước ngọt để xuất khẩu 190 triệu lít nướ/năm sang Trung Quốc.
“Chúng ta không nên tạo ra một tình huống gây nguy hiểm cho môi trường sinh thái của hồ Baikal”, ông Medvedev nói với truyền thông và cho biết mỗi ngày ông đều nhận được các tin nhắn trên mọi phương tiện truyền thông xã hội đề nghị ông xem xét lại dự án này.
Ông Medvedev cho biết, trước đây, một nhà máy giấy quy mô lớn đã bị ngừng hoạt động do lo ngại ảnh hưởng đến hồ nước ngọt lớn nhất thế giới này.
Do đó, với dự án khác bên bờ hồ Baikal, Nga đều rất cẩn trọng xem xét.
“Quyết định này đã giúp cải thiện tình hình chung môi trường chung ở hồ Baikal” – ông Medvedev nói.
Hồ Baikal nhìn từ vũ trụ. Ảnh: Facebook Baikal Save
Dư luận Nga gần đây đã đặc biệt quan tâm đến việc Trung Quốc xin xây dựng nhà máy đóng chai nước ngọt được lấy từ Hồ Baikal.
Các nhà hoạt động môi trường cho rằng, giấy phép xây dựng của nhà máy đóng chai này đã bị vi phạm vì không có đánh giá tác động sinh thái thích hợp. Theo Luật ở Nga, các công trình xây dựng trên bờ hồ Baikal đều bị cấm.
Lời trấn an của Thủ tướng Dmitry Medvedev không cho thấy phản ứng kiên quyết của Moscow trước dự án đầu tư từ Trung Quốc đang tiềm ẩn nguy cơ phá hoại môi trường tự nhiên của hồ Baikal.
Các nhà hoạt động ở Nga nhắc đến những đầu tư từ Trung Quốc hoặc hoạt động du lịch có liên quan đến Trung Quốc để phát đi cảnh báo.
Người Trung Quốc đến hồ Baikal du lịch. Họ đông đúc, ồn ào và xả rác. Lượng khách du lịch đến với hồ Baikal đông đồng nghĩa với vấn đề rác thải được giải quyết chậm trễ.
Chưa hết, dù mang danh đi du lịch, người Trung Quốc cũng ở lại, mua đất, kinh doanh, sống lâu dài ở đây. Những huấn luyện viên Trung Quốc nói rằng, mảnh đất này là của Trung Quốc và hiện tại mới “tạm thời” thuộc về Nga.
Chưa kể, nếu chấp nhận dự án Trung Quốc, không phải công dân Nga được tạo công ăn việc làm mà chính là những người dân Trung Quốc được mang sang làm công nhân, sinh sống, bám rễ trong khu vực.
Khi đến, họ mang theo nhiều lời hứa, nhưng khi rời đi, tài nguyên khoáng sản cũng theo chân họ đi.
Điều mà dư luận Nga chú ý nhất là trước những cảnh báo về sự bành trướng trong đầu tư từ Trung Quốc, giới quan chức Nga đều tỏ ra lắng nghe các nhà hoạt động môi trường nói nhưng sau đó thì “lơ” đi.
Những người dân địa phương cho rằng, quan chức Nga vì không chỉ thất bại trong việc ngăn chặn sự bành trướng của Trung Quốc ở hồ Baikal mà còn ủng hộ Bắc Kinh hiện diện hơn nữa. Các quan chức Nga chỉ ra rằng không có sự bất lợi nào với việc bao phủ của Trung Quốc.
Giám đốc nội dung Svetlana Shapovalova của hãng thông tấn Regnum nói rằng, “một Baikal của Trung Quốc đã trở thành thực tế” bởi những hành động của những doanh nhân Nga và các quan chức – những người đang tìm kiếm lợi ích tối đa cho bản thân họ. Những người này đã hành động bất chấp cái giá phải trả đối với đất nước có như thế nào.
Đông Phong