Trung Quốc hiện đang tiến hành thử nghiệm pháo hạm (pháo ray điện từ trường) mạnh nhất thế giới từ đầu tháng này và dự kiến sẽ sẵn sàng đưa vào biên chế cho các chiến hạm nổi năm 2025, South China Morning Post (CNBC) dẫn nguồn tin từ cộng đồng nhân viên tình báo Hải quân Mỹ cho biết.
Pháo ray điện từ trường phóng đạn. Ảnh minh họa South China Morning Post (CNBC)
Pháo ray điện từ trường (Railgun) của Trung Quốc xuất hiện trên truyền thông lần đầu tiên năm 2011, được bắt đầu đưa vào thử nghiệm năm 2014, CNBC dẫn nguồn tin của một nhà khoa học Trung Quốc dấu tên.
Từ năm 2015 đến 2017, vũ khí nguyên tắc vật lý mới được các nhà khoa học quân sự Trung Quốc tinh chỉnh để mở rộng phạm vi tấn công và tăng cường khả năng phá hủy. Tháng 12.2017, Railgun được gắn thành công trên một chiến hạm nổi và bắt đầu thử nghiệm trên biển, một kỳ tích mà các cường quốc quân sự, không nước nào đạt được. Các chuyên gia Trung Quốc dự kiến sẽ hoàn thành thử nghiệm trên biển và hoàn thiện thiết kế năm 2023.
Vũ khí siêu hiện đại này được phát triển trong thời điểm gia tăng căng thẳng giữa Trung Quốc và Mỹ đang ở mức cao, diễn ra các cuộc đàm phán thương mại quan trọng mà cuộc đàm phán tiếp theo được lên kế hoạch sẽ diễn ra ở Washington ngày 13.02.2019.
Pháo ray điện từ trường (Railguns+ sử dụng năng lượng điện từ trường thay cho thuốc phóng để đẩy viên đạn bay rất xa, có thể phá hủy mục tiêu bằng chính động năng của nó. Theo thông tin từ cộng đồng tình báo Mỹ, pháo ray của Trung Quốc có khả năng tấn công một mục tiêu trên khoảng cách 124 dặm (200 km) với tốc độ lên tới 1,6 dặm /s (2,5 km/s). Để dễ dàng tưởng tượng, một phát đạn của pháo ray Trung Quốc từ Washington có thể phá hủy mục tiêu ở Philadelphia trong vòng dưới 90 giây.
Railgun từ lâu đã là một trong những vũ khí có nguyên lý vật lý mới, là mong muốn của quân đội các quốc gia Nga, Iran và Mỹ do tính hiệu quả về chi phí, các chiến hạm được trang bị một khẩu pháo có tầm bắn của tên lửa có điều khiển, dẫn đường với độ chính xác cao.
Những viên đạn (có thể là đạn dưới cỡ), sử dụng trong pháo ray (railgun) của Trung Quốc có giá thành mỗi quả từ 25.000 đến 50.000 USD, các nhân viên tình báo cho biết. Dù đây không phải là một so sánh chính xác vì mỗi loại vũ khí sử dụng công nghệ khác nhau, nhưng tên lửa hành trình Tomahawk chống tàu của Mỹ có giá thành ước tính là 1,4 triệu USD, nhưng tên lửa Tomahawk có thể bị đánh chặn, còn đạn Railgun thì không thể.
Pháo ray điện từ trường của Mỹ, mặc dù đã có nhiều năm nghiên cứu và thử nghiệm, đến nay vẫn đang được phát triển theo chương trình thuộc Văn phòng Nghiên cứu Hải quân.
Trung Quốc chạy nước rút để để phát triển vũ khí siêu hiện đại này, cùng với các hệ thống tên lửa đạn đạo chống tàu phòng thủ bờ biển nhằm tăng cường cho kho vũ khí quân sự của Bắc Kinh, được triển khai trên một trong những khu vực hiện đang có nhiều tranh chấp nhất trên thế giới: Biển Đông.
Tháng 05.2018, CNBC dẫn nguồn tin tình báo Mỹ cho biết, hải quân Trung Quốc lặng lẽ lắp đặt các tên lửa hành trình chống hạm và các tổ hợp tên lửa phòng không hiện đại nhất trên ba trong số các đảo nhân tạo mới củng cố trên biển phía tây Philippines, một động thái khiến Bắc Kinh tăng cường sức mạnh kiểm soát trên vùng biển.
Biển Đông là vùng nước có hàng trăm các đảo nhỏ, nổi chìm theo mực nước biển và là cửa ngõ then chốt của các tuyến vận tải biển toàn cầu, hàng năm có tới 3,4 nghìn tỷ USD thương mại đi qua.
Các quốc gia ven biển Đông có những tranh chấp với Trung Quốc về chủ quyền trên những đảo chìm này, Bắc Kinh chiếm và bồi đắp 7 đảo nhân tạo thành các căn cứ tiền đồn, hạn chế khả năng hoạt động của không quân và hải quân Mỹ trên vùng nước kinh tế – quân sự trọng yếu của địa cầu.