Friday, November 22, 2024

Mỹ rút khỏi INF: Lợi cho Nga, thiệt cho NATO

Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Eliot Engel cùng Chủ tịch Ủy ban Quân vụ Hạ viện Adam Smith đưa ra đánh giá tiêu cực đối với quyết định rút khỏi Hiệp ước về vũ khí tầm trung (INF) của chính quyền Tổng thống Donald Trump.

INF cấm Nga – Mỹ tham gia xử lý, sản xuất hoặc tiến hành phóng thử các loại tên lửa mang được đầu đạn hạt nhân có tầm bắn từ 500 – 5.500km phóng từ mặt đất. Hiệp ước giúp xoa dịu cuộc chạy đua vũ trang thời Chiến tranh Lạnh, giảm đáng kể nguy cơ chiến tranh hạt nhân tại châu Âu.

Hai nghị sĩ Engel cùng Smith nhấn mạnh Mỹ phải có phản ứng mạnh mẽ, hiệu quả trước tình trạng Nga vi phạm hiệp ước. Vậy mà thay vì làm việc với đồng minh nhằm xây dựng kế hoạch gây sức ép buộc Moscow tái tuân thủ thì chính quyền Trump thực hiện một động thái “giải thoát” đem lại lợi ích cho đối thủ này.

Theo hai nghị sĩ, rút khỏi INF không chỉ cho phép Nga tự do phát triển cũng như triển khai tên lửa tầm trung mang được đầu đạn hạt nhân mà còn đem lại cái cớ để Moscow rũ bỏ trách nhiệm, đổ lỗi Washington khơi mào chạy đua vũ trang khi khiến hiệp ước đổ vỡ.

Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) ra thông cáo ủng hộ Mỹ quyết định rút khỏi INF, nhưng hai nghị sĩ cho rằng đây là hành động che giấu chia rẽ trong nội bộ khối (nhiều khả năng sẽ ngày càng trầm trọng). Điều này sẽ chỉ hỗ trợ thêm cho các mục tiêu địa chính trị dài hạn của Nga.

Mỹ rút khỏi INF: Lợi cho Nga, thiệt cho NATO
Hai nghị sĩ Engel và Smith đánh giá Nga có thể tự do phát triển cũng như triển khai tên lửa tầm trung mang được đầu đạn hạt nhân sau khi Mỹ rút khỏi INF – Ảnh: The National Interesr

Tổng thống Trump đáng lẽ có thể tránh rút khỏi INF bằng cách bắt tay với đồng minh NATO gây sức ép về phía Moscow. Hãng tin Reuters từng dẫn nguồn tin ngoại giao tiết lộ không ít phương án duy trì hiệp ước trong khi vẫn đảm bảo giải quyết tình trạng vi phạm đã được đề xuất.

Tuy nhiên, hai nghị sĩ Engel cùng Smith cho biết vài đồng minh báo với Ủy ban Đối ngoại và Ủy ban Quân vụ Hạ viện Mỹ rằng chính quyền Trump ngăn không cho NATO đưa vấn đề INF ra thảo luận, đồng thời chỉ cung cấp thông tin sơ sài trong suốt quá trình rút khỏi hiệp ước.

Theo hai nghị sĩ, Tổng thống Mỹ vừa bỏ qua cơ hội tận dụng liên minh quân sự hùng mạnh nhất thế giới gửi đi thông điệp mạnh mẽ đến Nga. Hậu quả là uy tín của Washington với đồng minh châu Âu suy giảm.

Hai nghị sĩ cũng lưu ý những diễn biến mới đây cho thấy chính quyền Trump có thể sẵn sàng từ bỏ các thỏa thuận kiểm soát hạt nhân khác bao gồm cả Hiệp ước cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược Mỹ – Nga (New START), qua đó làm nổ ra chạy đua vũ khí hạt nhân không giới hạn.

Các ông Engel và Smith kêu gọi Quốc hội Mỹ không nên để cho chính quyền Trump thực thi một chính sách “nguy hiểm” như vậy, mà thay vào đó cần ủng hộ nỗ lực ngoại giao một cách hiệu quả.

Cẩm Bình (theo CNN)

 

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG