Khi đợt đóng cửa chính phủ dài nhất trong lịch sử Mỹ bước sang ngày thứ 33, hàng trăm nghìn viên chức Mỹ phải nghỉ việc hoặc không được trả lương ngày càng cạn kiệt sức chịu đựng.
Các nhân viên chính phủ không được trả lương tham gia cuộc biểu tình trong tòa nhà Văn phòng Thượng viện Hart tại Washington, Mỹ, ngày 23/1. Chín cơ quan liên bang Mỹ, từ Bộ Ngoại giao đến Bộ Giao thông Vận tải, bị ảnh hưởng do tổng thống từ chối ký bất kỳ dự luật nào không bao gồm 5,7 tỷ USD cho bức tường dọc biên giới phía nam của đất nước.
Hàng dài người tại một trạm kiểm soát an ninh của Cơ quan An ninh Giao thông (TSA) ở Sân bay Quốc tế Hartsfield-Jackson Atlanta tại Atlanta, Georgia, trong bối cảnh một phần chính phủ ngừng hoạt động, ngày 18/1. Theo ước tính, đợt đóng cửa chính phủ lâu nhất trong lịch sử Mỹ đã khiến nền kinh tế Mỹ phải trả giá số tiền gần bằng 5,7 tỷ USD mà Tổng thống Trump yêu cầu cho bức tường biên giới phía nam.
Nghiệp đoàn công nhân và nhân viên sân bay tham gia cuộc biểu tình cho nhân viên chính phủ liên bang làm việc mà không được trả lương tại Sân bay Logan ở Boston, Massachusetts, ngày 21/1. Bị kẹt giữa cuộc chiến đảng phái này là hàng trăm nghìn nhân viên, công nhân liên bang và nhiều người khác khi tất cả mọi thứ, từ hoàn thuế đến viện trợ nông trại, đều bị đình trệ.
Ebony Grays, nhân viên Cơ quan An ninh Giao thông Vận tải (TSA), lau nước mắt sau khi nhận thức ăn tại Lakeview Pantry ở Chicago, Illinois, ngày 14/1. Khoảng 800.000 nhân viên liên bang đã nhận được giấy ghi nợ trong email thay vì tiền lương. Cả Hạ viện và Thượng viện đã bỏ phiếu để trả lại tiền cho tất cả nhân viên liên bang bị ảnh hưởng bởi việc đóng cửa. Nếu được ký kết thành luật thì tiền lương cho các viên chức sẽ được thanh toán một khi đạt được thỏa thuận ngân sách.
Các nhân viên của Cơ quan An ninh Giao thông Vận tải (TSA) sàng lọc hành khách tại một trạm kiểm soát an ninh tại Sân bay Quốc tế Hartsfield-Jackson Atlanta trong bối cảnh chính phủ liên bang đóng cửa một phần, tại Atlanta, Georgia, ngày 18/1. Thời gian đóng cửa càng kéo dài, những tác động tiêu cực của nó càng len lỏi vào cuộc sống hàng ngày của người Mỹ.
Lãnh đạo phe thiểu số Thượng viện Mỹ Chuck Schumer (giữa) và các thượng nghị sĩ đảng Dân chủ khác cầm chân dung của các viên chức bị ảnh hưởng bởi việc chính phủ đóng cửa trên bậc thang của tòa nhà Quốc hội Mỹ ở Washington, ngày 16/1. Khoảng 4 triệu người lao động làm việc trong khu vực tư nhân phụ thuộc vào chính phủ liên bang sẽ không được trả lại tiền dù cũng bị ảnh hưởng bởi đợt đóng cửa này.
Một sĩ quan Cảnh sát Công viên Mỹ đeo huy hiệu để chứng minh cô là nhân viên liên bang khi cô và các đồng nghiệp tới nhận thực phẩm tươi và cà phê tại World Central Kitchen, một nhà bếp tình nguyện khẩn cấp được đầu bếp Jose Andres điều hành ở Washington, ngày 16/1. Hàng trăm nghìn công nhân liên bang phải nghỉ việc hoặc làm việc mà không được trả lương đang phải vật lộn để sống qua ngày trong thời gian chính phủ đóng cửa.
Các nhân viên chính phủ đang nghỉ việc và gia đình họ tham dự một bữa tối cộng đồng miễn phí được các gia đình và các tổ chức cộng đồng tại trường trung học Montgomery Blair ở Silver Spring, Maryland quyên góp, ngày 11/1. Các doanh nghiệp tư nhân phụ thuộc vào du khách tới các điểm đến quốc gia cũng chịu ảnh hưởng khi người Mỹ hủy bỏ kỳ nghỉ đến công viên quốc gia, bảo tàng và di tích bị đóng cửa.
Matt Westrich, nhân viên của Sở Thuế vụ (IRS), phát biểu trước tòa nhà Liên bang tại một cuộc biểu tình phản đối chính phủ đóng cửa ở Ogden, Utah, ngày 10/1. Theo dữ liệu do Bloomberg tổng hợp, hàng nghìn doanh nghiệp có hợp đồng ràng buộc với chính phủ liên bang có thể mất 200 triệu USD mỗi ngày.
Hạ nghị sĩ Jared Huffman (trái) và Jackie Speier (giữa) nói chuyện với một người ủng hộ Tổng thống Donald Trump sau khi mang rác tới Nhà Trắng. Đây là những thùng rác họ thu thập được từ những địa điểm do liên bang điều hành đang không có nhân viên trong thời gian một phần hoạt động của chính phủ Mỹ bị tê liệt.
Một công nhân nhặt rác ở Trung tâm Thương mại Quốc gia, gần tòa nhà Quốc hội, khi việc đóng cửa một phần chính phủ vẫn tiếp diễn ở Washington, ngày 6/1. Nhiều nhân viên cũng như các nhà thầu đã tìm đến hỗ trợ thất nghiệp, ngân hàng thực phẩm và các hỗ trợ khác. Những người khác bắt đầu tìm kiếm việc làm mới.
Một người biểu tình cầm tấm bảng “800.000 người không được trả lương” trong “Cuộc tuần hành chấm dứt đóng cửa” ở Washington, Mỹ, ngày 10/1.
Mọi người chờ đợi chuyến phà đến Tượng Nữ thần Tự do sau khi Thống đốc Andrew Cuomo ra lệnh sử dụng quỹ du lịch nhà nước để giữ cho công viên tiểu bang mở cửa ở Manhattan, New York, Mỹ, ngày 22/12.
Nguồn Newszing