Wednesday, October 23, 2024

Ngày 01/01/2019: Quy tắc sử dụng mạng xã hội của người làm báo có hiệu lực – Sự cảnh tỉnh cho “làng báo”

Ngày 25-12 vừa qua, Hội Nhà báo Việt Nam chính thức công bố Quy tắc sử dụng mạng xã hội của người làm báo Việt Nam. Theo đó, thực hiện Điều 8 Luật báo chí năm 2016, Hội Nhà báo Việt Nam đã xây dựng Quy tắc sử dụng mạng xã hội của người làm báo Việt Nam trên cơ sở các quy định của Luật Báo chí và 10 điều Quy định đạo đức nghề nghiệp người làm báo Việt Nam. Bản quy tắc gồm 3 chương và 7 điều, được áp dụng với tất cả người làm báo Việt Nam, bao gồm hội viên Hội Nhà báo Việt Nam, người đã được cấp Thẻ nhà báo, người chưa được cấp Thẻ nhà báo đang làm việc tại các cơ quan báo chí, cộng tác viên các cơ quan báo chí và người hoạt động trong lĩnh vực báo chí nói chung. Quy tắc này có hiệu lực từ ngày 1-1-2019.

Ngày 01/01/2019: Quy tắc sử dụng mạng xã hội của người làm báo có hiệu lực - Sự cảnh tỉnh cho “làng báo”

(Quang cảnh buổi họp báo công bố quy tắc)

Hiện nay, mạng xã hội phát triển phổ biến, trở thành diễn đàn tự do với các thông tin đa chiều giúp dư luận xã hội có cái nhìn khách quan, toàn diện hơn. Tuy nhiên, mặt trái của nó cũng ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống báo chí. Nhiều nhà báo, hội viên bị chi phối bởi áp lực tin bài, thời gian, đã bỏ qua khâu kiểm chứng độ xác thực của thông tin, có những phát ngôn trên mạng xã hội thiếu cân nhắc, thiếu chính xác. Viết trên báo một đường nhưng trên mạng xã hội lại viết một nẻo. Điều này gây hệ luỵ không nhỏ tới ổn định xã hội, làm suy giảm lòng tin đối với báo chí và đạo đức nghề nghiệp của người làm báo Việt Nam. Khi quy tắc này có hiệu lực cũng là lúc cảnh tỉnh cho “làng báo” cần cẩn trọng và cân nhắc kỹ lưỡng khi phát ngôn. Bởi những người này hoạt động trên lĩnh vực báo chí thường có nhiều mối quan hệ xã hội và cũng có ít nhiều uy tín đối với xã hội. Tiếng nói của họ phần nào cũng tác động và có ảnh hưởng đến nhận thức, tư tưởng của một bộ phận cư dân mạng khi tiếp nhận thông tin. Nếu các nhà báo bị biến chất và bộc lộ rõ dấu hiệu “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” chắc chắn họ lợi dụng mạng xã hội để thể hiện quan điểm, tuyên truyền các thông tin sai trái, thù địch và không loại trừ có các hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước. Lúc đó hậu quả và tác hại gây ra đối với xã hội sẽ không lường trước được. Khi bộ quy tắc này được áp dụng có lẽ sẽ loại bỏ được những nhà báo thoái hóa, biến chất, đang bẻ cong “ngòi bút” công tác trong “làng báo”. Và dưới đây là 02 trường hợp nổi trội trong “làng báo” thời gian qua.

Cuối tháng 7/2018, Nguyễn Ngọc Vinh (bút danh Ngọc Vinh) – Thư ký tòa soạn báo Tuổi trẻ liên tục sử dụng facebook cá nhân đăng tải nhiều bài viết với những nội dung có dấu hiệu vi phạm pháp luật và Tổng Biên tập báo Tuổi trẻ đã kiểm điểm và xem xét kỷ luật đối với Nguyễn Ngọc Vinh. Mặc dù hiện tại chưa rõ báo Tuổi Trẻ quyết định kỷ luật ông Ngọc Vinh ở mức độ nào và thẻ nhà báo của ông có bị thu hồi hay không, tuy nhiên trên trang facebook cá nhân của Nguyễn Ngọc Vinh vẫn đang thể hiện tư tưởng chống phá. Có lẽ cơ quan Công an cần vào cuộc làm rõ hành vi sai trái của ông Vinh mới nghiêm trị được chứ không nên dừng lại kiểu kỷ luật vuốt đuôi của Tuổi trẻ.

Ngày 01/01/2019: Quy tắc sử dụng mạng xã hội của người làm báo có hiệu lực - Sự cảnh tỉnh cho “làng báo”

(Chân dung Nguyễn Ngọc Vinh)

Ngày 01/01/2019: Quy tắc sử dụng mạng xã hội của người làm báo có hiệu lực - Sự cảnh tỉnh cho “làng báo”

Thông báo về việc kỷ luật ông Nguyễn Ngọc Vinh

Trước đó, năm 2015, ông Đỗ Hùng (Đỗ Văn Hùng) – nguyên Phó tổng thư ký tòa soạn Báo Thanh niên điện tử bị Bộ Thông tin và Truyền thông thu hồi thẻ nhà báo và bị cơ quan chủ quản cách chức ngày 4/9 đã gây xôn xao dư luận. Tại thời điểm đó, dư luận cho rằng, hình thức xử lý đó là xác đáng, là luật pháp đã được thực thi”, gieo gió gặt bão, “bài học cho kẻ ngông cuồng”. Thậm chí có người còn cho rằng, Hùng đã bị “quả báo” khi đụng chạm đến những biểu tượng thiêng liêng của dân tộc như Bác Hồ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Có nhiều ý kiến đánh giá cao sự xử lý kịp thời, kiên quyết của Bộ TT&TT nhưng cũng có ý kiến thẳng thắn nói: “Việc xử lý Đỗ Hùng là quá muộn. Đúng ra, Đỗ Hùng phải bị xử lý và thu hồi thẻ nhà báo từ loạt hành vi xúc phạm Đại tướng Võ Nguyên Giáp và nhiều tướng lĩnh trong dịp lễ tang Đại tướng!”.

Ngày 01/01/2019: Quy tắc sử dụng mạng xã hội của người làm báo có hiệu lực - Sự cảnh tỉnh cho “làng báo”

Dòng trạng thái trên FB của nhà báo Đỗ Hùng, báo Thanh Niên

Ngày 01/01/2019: Quy tắc sử dụng mạng xã hội của người làm báo có hiệu lực - Sự cảnh tỉnh cho “làng báo”

Quyết định thu hồi thẻ nhà báo của Bộ Thông tin và truyền thông đối với nhà báo Đỗ Văn Hùng

Sơn Hồng

 

 

 

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG