Wednesday, October 23, 2024

THẤY GÌ TỪ VIỆC VIỆT NAM – VATICAN NÂNG CẤP QUAN HỆ?

Sáng 19/12/2018, tại Hà Nội đã diễn ra cuộc họp Vòng VII Nhóm Công tác hỗn hợp Việt Nam – Vatican. Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và Thứ trưởng Ngoại giao Tòa thánh Vatican, Đức ông Antoine Camilleri đã đồng chủ trì cuộc họp. Tại cuộc họp này, hai bên đã trao đổi và thống nhất một số vấn đề liên quan đến việc triển khai nâng cấp quan hệ Việt Nam – Vatican từ mức Đặc phái viên không thường trú lên mức Đặc phái viên thường trú của Tòa thánh tại Việt Nam.

Như vậy, có thể nói, quan hệ ngoại giao Việt Nam – Vatican đang ở trong giai đoạn tốt đẹp nhất từ trước tới nay. Nhìn lại lịch sử quan hệ ngoại giao Việt Nam – Vatican có thể thấy rằng, ngay khi Việt Nam còn là thuộc địa của Pháp, Vatican đã cử Khâm sứ Tòa thánh tại Việt Nam. Mặc dù chỉ có nhiệm vụ đại diện cho Giáo hoàng đối với Giáo hội Công giáo Việt Nam (khi đó chưa trở thành một giáo hội độc lập), nhưng các vị Khâm sứ Tòa thánh tại Việt Nam trong thời gian này luôn liên hệ, phối hợp chặt chẽ với thực dân Pháp và chính quyền phong kiến Việt Nam trong việc đô hộ, cai trị và đàn áp các phong trào cách mạng của nhân dân Việt Nam, trong đó có đồng bào Công giáo.

THẤY GÌ TỪ VIỆC VIỆT NAM - VATICAN NÂNG CẤP QUAN HỆ?

Khi Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập, nhưng Vatican không công nhận. Khi thực dân Pháp quay lại xâm lược Việt Nam, dựng lên chính phủ bù nhìn Bảo Đại thì Vatican đã công nhận và ngày 29/4/1951, Giáo hoàng Pio XI cử ông John Dooley mở hội nghị giám mục Đông Dương tại Hà Nội. Hội nghị ra Thư chung kêu gọi giáo dân chống Cộng sản vô thần, kêu gọi giáo dân ủng hộ Pháp chống lại kháng chiến, ngăn cấm giáo dân, giáo sĩ tham gia các hoạt động yêu nước, tham gia kháng chiến. Hưởng ứng Thư chung John Dooley 1951, hầu hết các địa phận Công giáo đều tăng cường các hoạt động chống Cộng sản quyết liệt. John Dooley còn cho mở một trung tâm gọi là “Trung tâm hoạt động tông đồ giáo dân” do linh mục Gerard Bagnon thuộc Dòng Chúa cứu thế điều khiển. Bắt buộc giáo dân phải có nhiệm vụ Kitô hóa môi trường sinh hoạt của mình. Trong gia đình, ngoài xã hội, tại công sở, người theo Công giáo phải coi Chúa là trên hết, coi Công giáo là trên hết, đặt nước Chúa lên trên Tổ quốc Việt Nam.

Sau khi Việt Nam tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện, từ năm 1989 đến nay, với chủ trương “làm bạn với tất cả các nước” và trên thế giới bầu không khí Chiến tranh lạnh cũng kết thúc thì quan hệ Việt Nam – Vatican cải thiện và có những chuyển biến tích cực. Ngày 1/7/1989, Hồng y Roger Etchagaray đã đến thăm Việt Nam. Đây là quan chức cao cấp nhất của Vatican đến Việt Nam sau ngày 30/4/1975. Cuộc viếng thăm đã mở ra một lộ trình mới là thường xuyên có cuộc làm việc hàng năm giữa hai phái đoàn của Toà thánh và chính phủ Việt Nam bắt đầu từ năm 1990. Từ đó đến nay đã có 13 lượt đoàn Vatican đến Việt Nam. Những buổi làm việc đã giải quyết được nhiều vấn đề liên quan đến Giáo hội công giáo tại Việt Nam như vấn đề bổ nhiệm nhân sự cho các tòa giám mục, thành lập giáo phận mới, việc du học của các tu sĩ, linh mục ở nước ngoài cũng như thắt chặt hơn nữa quan hệ giữa hai bên.

THẤY GÌ TỪ VIỆC VIỆT NAM - VATICAN NÂNG CẤP QUAN HỆ?

Về phía nhà nước Việt Nam, cũng có những động thái thể hiện sự quan tâm đối với Vatican. Tháng 6/1992, đồng chí Vũ Quang – Trưởng ban Tôn giáo Chính phủ đã dẫn đầu đoàn công tác qua Roma. Tháng 6/2005, đồng chí Ngô Yên Thi – Trưởng ban Tôn giáo Chính phủ thăm Vatican. Ngày 27/5/2000, Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên cũng có buổi gặp Ngoại trưởng Toà thánh J. Louis Tauran. Thủ tướng Phan Văn Khải gửi điện chia buồn khi Giáo hoàng John Paul II qua đời và điện mừng Giáo hoàng Benedict XVI lên ngôi. Sau đó, mối quan hệ Việt Nam – Vatican có những chuyển biến theo hướng tích cực với các chuyến thăm không chính thức tới Vatican của lãnh đạo Nhà nước ta (trong thời kỳ Giáo hoàng Bênêđictô XVI có chuyến thăm của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng ngày 25/01/2007 và Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết ngày 11/12/2009; trong thời kỳ Giáo hoàng Francis có chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng ngày 23/3/2014; Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ngày 19/10/2014 và Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Nguyễn Thiện Nhân ngày 02/7/2015. Trong các cuộc tiếp đón lãnh đạo Nhà nước ta, Vatican thể hiện thái độ đón tiếp nồng hậu. Hai bên đã thống nhất lập Tổ công tác hỗn hợp do Thứ trưởng Bộ Ngoại giao phụ trách để đàm phán xây dựng lộ trình thiết lập quan hệ ngoại giao, đến nay đã tiến hành 5 phiên đàm phán.

Từ năm 2009 đến nay, Việt Nam và Vatican đã trải qua 7 vòng đàm phán, gồm: Vòng đàm phán thứ I (15-23/02/2009); vòng đàm phán thứ II (23-25/6/2010); vòng đàm phán thứ III (27 – 28/2/2012); vòng đàm phán thứ IV (11 – 17/6/2013); vòng đàm phán thứ V (07 -11/9/2014); vòng đàm phán thứ VI (24 – 26/10/2016). Đặc biệt, tại vòng đàm phán thứ VII, hai bên đã trao đổi và thống nhất một số vấn đề liên quan đến việc triển khai nâng cấp quan hệ Việt Nam – Vatican từ mức Đặc phái viên không thường trú lên mức Đặc phái viên thường trú của Tòa thánh tại Việt Nam.

Như vậy, có thể khẳng định, cùng với thời gian quan hệ ngoại giao Việt Nam – Vatican đã có những bước phát triển vượt bậc và đang ở giai đoạn tốt đẹp nhất. Với sự phát triển này, tới đây Vatican sẽ có đặc phái viên thường trú tại Việt Nam, chứ không dừng ở mức không thường trú như trước đây. Điều này cho thấy, chính sách nhất quán về bình đẳng giữa các tôn giáo của Đảng, Nhà nước ta.

Từ thực tế thời gian qua chúng ta cũng có thể thấy rằng, những ngày lễ trọng của người Công giáo, đặc biệt ngày lễ Noel giờ đây không còn là ngày lễ riêng của những người Công giáo mà đã được cả xã hội đón nhận. Đó là những minh chứng rõ nét nhất của chính sách bình đẳng tôn giáo của Đảng, Nhà nước. Điều này đã bác bỏ hoàn toàn những luận điệu xuyên tạc về việc Nhà nước ta phân biệt, đối xử giữa các tôn giáo, nhất là với Công giáo của một số người trong thời gian qua.

Theo VNTB

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG