Friday, September 20, 2024

Nếu không thay đổi, thông tin xấu độc sẽ tràn lan

“Nếu mỗi một cán bộ, Đảng viên dùng smartphone, Facebook mỗi ngày chủ động chia sẻ cho nhau một bài báo hay, một clip tốt, viết một bình luận tích cực, tìm kiếm một thông tin tốt đẹp, gửi đi thông điệp hay thì đã góp phần làm cho công tác tư tưởng tốt hơn. Chúng ta cứ ngồi than thở là thông tin trên mạng xấu, độc, cái đó đúng, nhưng cũng phản ánh thực trạng là toàn đi tìm thông tin xấu, độc để đọc. Bởi Facebook, YouTube có thuật toán cung cấp thông tin theo gợi ý thói quen tìm kiếm thông tin của người sử dụng”.

Nếu không thay đổi, thông tin xấu độc sẽ tràn lan

Đó là phát biểu của ông Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương tại Hội nghị “Tổng kết Công tác thông tin đối ngoại (TTĐN) năm 2017; phương hướng, nhiệm vụ năm 2018″ của Ban chỉ đạo Công tác TTĐN Trung ương vừa diễn ra sáng 6/12/2017 tại Hà Nội.

Nói về tính thời sự thì hẳn phát biểu trên của ông Thưởng đã khá cũ, bởi với tốc độ thay đổi hiện nay thì một phát biểu dù ngày hôm qua thôi cũng đã có nguy cơ trở nên lạc hậu chứ đừng nói tới câu chuyện của gần 1 năm trước.

Tuy nhiên, hẳn phát biểu trên của Trưởng ban Tuyên giáo TƯ Đảng cộng sản Việt Nam là ngoại lệ và cũng phần nào phản ánh cái thực tế đáng buồn trong tiếp cận và sử dụng mạng xã hội của dân mình: Thích tiếp cận thông tin xấu độc hơn là tiếp cận thông tin chính thống, đã qua kiểm duyệt.

Và tin chắc rằng nhiều người khi đọc kỹ phát biểu của ông Thưởng sẽ nhìn thấy mình trong đó.

Đương nhiên, với những thế lực thù địch với chế độ và sự tiến bộ xã hội thì đấy là dấu hiệu đáng mừng, song với xu hướng tiến bộ xã hội, trong đó có công tác tuyên giáo thì đấy là điều đáng lo ngại.

Bởi lẽ, trong khi hệ thống tuyên truyền, định hướng dư luận xã hội đang gồng mình lên để loại bỏ dần cái xấu thì với cái thói quen ngỡ như vô hại đó, nó khiến tất thảy bị đảo lộn.

Ở đây công bằng mà nói thì không phải ngẫu nhiên người Việt thích đọc thông tin xấu độc để đọc, bởi ngoài những yếu tố có tính cố hữu như tò mò, thích khám phá cái khác biệt thì có nguyên nhân từ chính sự thờ ơ của những người hiểu chuyện. Họ tiếp cận được 1 câu chuyện hay, một sự thật đúng nhưng thay vì chia sẻ, lan truyền nó thì hầu hết trong chúng ta đều im lặng. Và đến đây cái cơ chế im lặng ngỡ như vô hại đó khiến cho cái xấu bị xâm lấn. Sự tiêm nhiễm của cái xấu độc dù ban đầu rất ít, và không có người tin nhưng dần dà theo thời gian thì nó có cơ hội ngự trị, bởi đơn giản khi đó có quá ít thông tin để tiếp cận…

Và chính thời gian, với cơ chế lan truyền, vận động tất yếu đã gây nên một cái thói quen chết người như lời của ông Trưởng ban Tuyên Giáo TƯ Đảng cộng sản nói trên.

Tích cực chia sẻ cái tốt, điều hay vì thế là cách duy nhất để chân lý và sự thật thắng thế.

Mõ Làng

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG