Theo thông báo của Tòa án nhân dân Thị xã Buôn Hồ tỉnh Đắk Lắk thì ngày 30/11/2018 sẽ mở phiên tòa xét xử Huỳnh Thục Vy về tội “Xúc phạm Quốc kỳ” theo Điều 276 Bộ luật hình sự năm 1999 (trước đó vụ án dự kiến được đưa ra xét xử vào ngày 22/11/2018). Nguyên nhân của việc chuyển thời gian và địa điểm xét xử là do trụ sở Tòa án đang được sữa chữa, không đảm bảo các điều kiện để tổ chức việc xét xử và Kiểm sát viên tham gia phiên tòa bận công tác đột xuất không có Kiểm sát viên thay thế nên không thể mở phiên tòa vào thời gian và địa điểm đã ấn định.
Thông báo thay đổi thời gian xét xử Huỳnh Thục Vy của Tòa án nhân dân thị xã Buôn Hồ – Đắk Lắk
Được biết, ngày 1/9/2017, Huỳnh Thục Vy xịt sơn lên lá cờ đỏ sao vàng, và chụp hình đưa lên mạng. Ngay sau đó, Huỳnh Thục Vy đã bị Cơ quan điều tra triệu tập để làm rõ về hành vi này. Thái độ ngoan cố, coi thường pháp luật, bất hợp tác của Huỳnh Thục Vy khiến Cơ quan điều tra phải ra lệnh áp giải. Sau một thời gian điều tra, các cơ quan có thẩm quyền đã có đủ chứng cứ để xử lý đối tượng này trước pháp luật. Xúc phạm Quốc kỳ, Quốc huy là làm tổn thương đến danh dự quốc gia. Tội xúc phạm Quốc kỳ, Quốc huy được quy định cụ thể tại Điều 276 Bộ luật hình sự. Đây là hành vi không thể chấp nhận được trên lãnh thổ Việt Nam, hành động này chà đạp lên danh dự của toàn dân tộc Việt Nam, xúc phạm lên sự hy sinh xương máu của cha ông ta để giành lại độc lập dân tộc. Chính vì vậy, mọi hành vi xúc phạm Quốc kỳ đều bị trừng trị nghiêm khắc theo pháp luật.
(Chân dung Huỳnh Thục Vy – nguồn fb)
(Hình ảnh Huỳnh Thục Vy xúc phạm quốc kỳ)
Điều đáng nói ở đây là mặc dù tội trạng của Huỳnh Thục Vy đã quá rõ ràng và sắp phải đối mặt với bản án do mình gây ra thì ngày 20/11 Tổ chức Human Rights Watch (HRW) lại kêu gọi dừng đàn áp Huỳnh Thục Vy, và thể hiện sự trơ trẽn đến cùng cực khi mà Phó giám đốc khu vực châu Á của HRW Phil Robertson viết “Trong nhiều năm qua, Việt Nam đã tìm mọi lý do để trừng phạt Huỳnh Thục Vy vì sự đấu tranh không mệt mỏi cho nhân quyền và dân chủ của cô, và tuyệt vọng đến mức giới chức giờ phải vin vào sự việc tạt sơn lên lá cờ” .
Nhắc đến cái tên HRW, người dân Việt Nam đều quá hiểu bộ mặt thật của tổ chức này. Những năm qua, trong các nước mà HRW “quan tâm” một cách đặc biệt có Việt Nam. Một trong những thủ đoạn HRW thường triển khai là tuyên truyền, xuyên tạc tình hình nhân quyền ở Việt Nam qua báo cáo nhân quyền thường niên, hoặc ra thông cáo báo chí, gửi thư tới lãnh đạo Nhà nước, Chính phủ Việt Nam và một số cơ quan, tổ chức quốc tế. Hằng năm, HRW công bố cái gọi là “báo cáo nhân quyền” phản ánh tình hình nhân quyền tại gần 100 quốc gia, trong đó có Việt Nam. Trong các báo cáo gần đây, HRW xuyên tạc, vu cáo “Chính phủ Việt Nam đàn áp một cách có hệ thống các quyền tự do ngôn luận, lập hội và nhóm họp ôn hòa”… HRW trắng trợn vu khống Việt Nam sử dụng các điều luật “mơ hồ” để bắt giữ, xét xử các “nhà bất đồng chính kiến”, “nhà vận động tôn giáo và chính trị” mà thực chất là các đối tượng vi phạm pháp luật Việt Nam một cách có hệ thống. Ngoài ra, HRW còn hậu thuẫn tài chính, kích động số đối tượng chống Đảng, Nhà nước.
Hy vọng rằng vào ngày 30/11 tới đây pháp luật sẽ dành cho Huỳnh Thục Vy một bản án đích đáng vì những hàng động mà bản thân gây ra.
Nguyễn Nam