Cái tên Nguyễn Ngọc Ánh có thể không mới nhưng những ai đã theo dõi các động thái của giới chức an ninh trong nước sẽ biết, Ánh là một trong số 4 cá nhân bị bắt trong dịp lễ Quốc khánh 2.9 mới đây. Ánh sinh năm 1980 ở Hà Nội. Ông lập nghiệp tại Bình Đại, Bến Tre. Ông đã có gia đình và một con nhỏ 04 tuổi; làm nghề nuôi trồng thủy sản.
Ánh bị bắt vào ngày 01/09/2018, và sau đó bị cơ quan an ninh Tỉnh Bến Tre khởi tố về tội danh “Làm, tàng trữ, phát tán, tuyên truyền thông tin, tài liệu nhằm chống Nhà nước CHXHCNVN” theo quy định điều 177 Bộ luật hình sự năm 2015. Tội danh này có khung hình phạt lên đến 20 năm tù và thuộc nhóm tội xâm phạm an ninh quốc gia. Hành vi trực tiếp của Ánh được cho là đã lập hai tài khoản mạng xã hội facebook cá nhân để chia sẻ, đăng tải, tham gia livestream có nội dung chống nhà nước và đã kêu gọi người dân biểu tình vào tháng 6/2018 và dịp lễ 2/9 vừa qua.
Ngay sau khi bị bắt, do được hướng dẫn từ cán bộ điều tra và nơi tạm giam, ngày 04/09/2018, Ánh cũng đã chủ động làm đơn đề nghị được có luật sư bảo vệ từ giai đoạn điều tra. Người bào chữa được Ánh nhờ cậy không ai khác chính là Ls Đặng Đình Mạnh, thuộc đoàn Ls TP Hồ Chí Minh. Xung quanh việc nhờ cậy LS trợ giúp pháp lý, Ls Đặng Đình Mạnh cũng đã cho biết: “Tháng 10/2017, ông đã “lo xa” bằng việc đến văn phòng luật sư để ký kết hợp đồng tư vấn pháp luật. Có lẽ khi ấy ông đã có dự cảm xấu …; “Được vợ ông Ánh thông báo, ngày 04/09/2018, luật sư đã đến Cơ quan An ninh Điều Tra Tỉnh Bến Tre để làm thủ tục đăng ký bào chữa từ giai đoạn điều tra. Tại đây, cán bộ an ninh tiếp nhận cho biết : Trước đó, chính ông Ánh cũng đã chủ động làm đơn đề nghị được có luật sư bảo vệ từ giai đoạn điều tra”.
Tuy nhiên cũng theo luật sư này: “Bất ngờ, ngày 06/09/2017, luật sư nhận được văn bản Thông báo của cơ quan an ninh kèm theo đơn viết tay của chính ông Ánh với nội dung “Rút đề nghị yêu cầu luật sư”, vì lý do “Tôi có thể tự học để tự bào chữa cho mình” và “Kinh tế gia đình tôi gặp khó khăn”. Bản photocopy đơn viết tay của ông Ánh đã được vợ ông ấy xác nhận đúng tuồng chữ của chồng mình.
Dường như, ông Ánh là người đầu tiên bị bắt về tội danh liên quan đến an ninh quốc gia ở Bến Tre, quê hương Đồng Khởi từ đầu thập kỷ 60 thế kỷ trước, nơi đã sớm thực hiện chủ trương của Hà Nội khi ấy là dùng đấu tranh bạo lực bên cạnh đấu tranh chính trị chống lại chính quyền Sài Gòn trước năm 1975″.
Về lí do của động thái mà theo LS Đặng Đình Mạnh cho là bất ngờ này, đến thời điểm hiện tại vẫn chỉ được nói ra bằng lá đơn của chính Nguyễn Ngọc Ánh: Vì “Tôi có thể tự học để tự bào chữa cho mình” và “Kinh tế gia đình tôi gặp khó khăn”. Tuy nhiên, theo suy đoán cá nhân và phân tích thì đây có thể là một lí do có tính ngụy trang, chưa phải là lí do chính thức. Bởi thông thường khi đã dính vào vòng lao lí thì bất cứ ai cũng sẽ cậy nhờ tới LS để mình có thể có những điều tốt nhất. Và đồng ý gia đình của Ánh vào thời điểm khó khăn thì tin chắc người nhà anh ta cũng sẽ cố kiếm, vay mượn để Ánh có được sự trợ giúp pháp lý. Nhưng điều đó đã không diễn ra và tất nhiên mọi sự đang là ẩn số.
Tuy vậy, đã xuất hiện không ít thông tin nói rằng, bản chất của vấn đề ở đây là niềm tin của Ánh vào giới Luật sư và vào cá nhân Ls mà Ánh đã có đề nghị tham gia trợ giúp pháp lý. Rằng, gần như những tội danh kiểu này thì khi đã thực hiện lệnh bắt thì cơ quan điều tra đã củng cố rất chặt chẽ chứng cứ, tài liệu. Do đó, việc hay không có ls sẽ không làm thay đổi được tình hình, có nó chỉ khiến gia đình mất thêm một khoản tiền tương đối lớn mà không giải quyết được vấn đề. Mất tiền để thuê Ls lúc này là vô nghĩa lý. Và về điều này thì nó phản ánh đúng một phần lí do được Ánh nói ra: “Kinh tế gia đình tôi gặp khó khăn”, lí do “Tôi có thể tự học để tự bào chữa cho mình” lúc này chỉ đóng vai trò ngụy trang mà thôi.
Một lí do khác dù không bản chất nhưng cũng xin nói ra: Nếu như lí do ở trên việc có ls không giải quyết được vấn đề thì đã nhẽ, nhưng sẽ là không nên, không có Ls bởi có thể vì điều đó mà bản án của mình bị tăng lên.
Về điều này, có lẽ nhiều người đã không quên phiên tòa xét xử Lê Đình Lượng (1965, Nghệ An, Lượng là tín đồ Công giáo, trong phiên tòa mà sau đó Lượng bị tuyên kịch khung 20 năm tù, 5 năm quản chế với tội danh hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân này, cùng với LS Hà Huy Sơn (Hà Nội) thì ls Đặng Đình Mạnh đóng vai trò ls đồng bảo vệ cho Lượng.
Và lẽ ra, theo đề nghị của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Nghệ An và đã được Hôi đồng xét xử đồng thuận, Lượng sẽ bị tuyên phạt từ 17 – 18 năm tù. Sìn, chính vai trò bào chữa của 2 Luật sư với những lời lẽ khó chấp nhận được đã làm cho Lượng bị kích động và có những hành vi thái quá. Điều này khiến Hội đồng xét xử thay đổi nghị án và có bản án nghiêm khắc hơn đối với Lượng.
Câu chuyện này cũng được loan báo và không loại trừ nó đã khiến Ánh và gia đình lo sợ.
Mõ Làng