Friday, November 22, 2024

DÂN BIỂU MỸ HÃY BIẾT TÔN TRỌNG PHÁP LUẬT

Được đánh giá là một trong những “nền văn minh” của nhân loại, thế nhưng mới đấy những người gọi là dân biểu Mỹ (những được người thuộc hàng có học, có địa vị xã hội, có thể đại diên cho trình độ văn hóa, tầm nhận thức của người Mỹ) lại có những lời lẽ, phát ngôn mà theo như nhiều người nhận xét là xằng bậy, coi thường pháp luật. Tất cả được thể hiện rõ nét trong cái gọi là “thư gửi cho thủ tướng Việt Nam về tình hình nhân quyền”.
DÂN BIỂU MỸ HÃY BIẾT TÔN TRỌNG PHÁP LUẬT
Cụ thể, tám vị dân biểu Mỹ ký tên vào bức thư gồm Luis Correa, Alan Lowenthal, Christopher Smith, Zoe Lofgren, Ro Khana, Scott H. Peters, Gerald E. Connolly, và James P. McGovern, bày tỏ quan ngại về tình trạng đàn áp những nhà bảo vệ nhân quyền và nhà báo tại Việt Nam. Và theo các kênh truyền thông “gốc Mỹ” thì “Nội dung bức thư đề cập đến phiên xử hôm ngày 5 tháng tư đối với các thành viên Hội Anh Em Dân Chủ gồm luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài, người cộng sự của ông này là cô Lê Thu Hà, các cựu tù chính trị Nguyễn Bắc Truyển, Nguyễn Trung Tôn, Phạm Văn Trội và Trương Minh Đức…Thư của 8 vị dân biểu Hoa Kỳ đề cập nhận định của nhiều tổ chức theo dõi nhân quyền về luật sư Nguyễn Văn Đài và những thành viên khác của Hội Anh Em Dân Chủ rằng họ bị bỏ tù chỉ vì cổ xúy cho những quyền được công nhận theo Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền. Hoạt động của những thành viên Hội Anh Em Dân Chủ bao gồm huấn luyện về xã hội dân sự, dân chủ, nhân quyền và cứu trợ nhân đạo cho các nạn nhân thảm họa môi trường. Nhóm Làm việc Liên Hiệp Quốc về Bắt Giữ Tùy Tiện tuyên bố biện pháp bắt giam luật sư Nguyễn Văn Đài là ‘tùy tiện’. Nhóm này cùng với Hoa Kỳ yêu cầu phải hủy bỏ mọi cáo buộc với những người vừa nêu.”
Tạm thời bỏ qua hành động can thiệp theo kiểu bố đời “cá lớn nuốt cá bé” của 8 dân biểu Mỹ, để bàn đến tính hợp lý trong những câu nhận định, kết luận của họ. Dẫn chứng ngay văn bản mà nhóm này đề cập, đó là “Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền”
Ðiều 11 của tuyên bố này nói rõ

  1. Khi truy tố trước pháp luật, mọi người được xem là vô tội, cho đến khi pháp luật chứng minh là có tội, trong một phiên tòa công khai và tòa án này phải cung ứng tất cả mọi bảo đảm cần thiết cho quyền biện hộ của đương sự.

2.Không ai có thể bị kết án khi có những hành động hay sơ suất xảy ra vào lúc mà luật pháp của quốc gia hay quốc tế không quy định đó là một hành vi phạm pháp. Tương tự như vậy, không được áp đặt một hình phạt nào nặng hơn hình phạt được ấn định vào lúc hành vi phạm pháp xảy ra.
Ðiều 29:

  1. Trong việc hành xử nhân quyền và thụ hưởng tự do, mọi người chỉ phải chịu những hạn chế do luật định, và những hạn chế này chỉ nhằm mục tiêu bảo đảm sự thừa nhận và tôn trọng nhân quyền, và quyền tự do của những người khác, cũng như nhằm thỏa mãn những đòi hỏi chính đáng về luân lý, trật tự công cộng, và nền an sinh chung trong một xã hội dân chủ.
  1. Trong bất cứ trường hợp nào, nhân quyền và những quyền tự do này cũng không được hành xử trái với những mục tiêu và nguyên tắc của Liên Hiệp Quốc.

Thứ nhất:Đối với trường của Nguyễn Văn Đài và đồng bọn thì cơ quan chức năng đã có đủ bằng chúng chứng minh về hành vi hoạt động lật đổ chính quyền nhân dân của các đối tượng, đó là lý giải thích tại sao Mỹ và đồng minh không hề đưa ra được bằng chứng cụ thể chứng minh hành động của Đài và đồng bọn là vô tội để phủ nhận phán quyết này, mà chí đưa ra những nhận xét chúng chung khoogn có căn cứ
Thứ hai ,điều 79 Bộ luật Hình sự năm 1999, sửa đổi năm 2009 quy định về tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân như sau:
“Người nào hoạt động thành lập hoặc tham gia tổ chức nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, thì bị phạt như sau:

  1. Người tổ chức, người xúi giục, người hoạt động đắc lực hoặc gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình;
  1. Người đồng phạm khác thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm”.

Như vậy đã có quy định rõ ràng về hành vi hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân. Nếu chiếu theo khung hình phạt và căn cứ vào tội lỗi của Đài, với thành tích vào tù ra tội, phạm tội có tổ chức của hắn ta thì bản án vẫn còn quá nhẹ
Thứ ba, “Tám vị dân biểu Hoa Kỳ ký trong thư nhấn mạnh rằng nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam tham gia ký vào Công Ước Quốc Tế Về Các Quyền Dân Sự và Chính Trị; đồng thời cam kết tôn trọng các quyền tự do tín ngưỡng, ngôn luận, hội họp, báo chí, và quyền lập hội, bày tỏ chính kiến. Do đó những phiên xử gần đây và tiếp tục biện pháp hình sự hóa các hoạt động chính trị ôn hòa cho thấy mâu thuẫn của Hà Nội đối với những chuẩn mực nhân quyền quốc tế được chấp nhận.”. Thế nhưng tại khoản 2 điều 29 “Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền” quy định rõ “. Trong việc hành xử nhân quyền và thụ hưởng tự do, mọi người chỉ phải chịu những hạn chế do luật định, và những hạn chế này chỉ nhằm mục tiêu bảo đảm sự thừa nhận và tôn trọng nhân quyền, và quyền tự do của những người khác”. Rõ ràng mọi sự tự do đều có những giới hạn nhất định để bảo đảm quyền lợi cho cả cộng đồng, không một đất nước nào tồn tại sự tự do vô kỉ luật, ngông cuồng, quá trớn, kể cả ở Mỹ. Tự do ngôn luận không đồng nghĩa với việc một cá nhân có thể tuyên truyền xuyên tạc, bôi nhọ phẩm chất của người khác.
Hành động tuyên truyền xuyên tạc, chửi bới chế độ, bôi nhọ Đảng , móc nối với tổ chức khủng bố “Việt Tân”..rõ ràng đã và đang đe dọa đến hòa bình, ổn định của dân tộc, mang lại những xáo trộn, bất ổn cho đời sống người dân, sâu xa hơn có thể dẫn đến mất chế độ – cái mà người dân Việt Nam đã đánh đổi bằng xương máu để có được
Thiết nghĩ, để giữ được hình ảnh mà chính phủ Mỹ đã phải bỏ ra hàng đống tiền để xây dựng thì những người được xem là có học trong chính giới Hoa Kỳ không nên có những phát ngôn chà đạp lên pháp luật như vậy.
NHÂN TÂM

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG