Đây là hình ảnh có thật tại xóm 11, xã Nghi Trung, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Xóm 11 khi xưa gồm 2 làng có tên làng Vạn Hạnh và làng Trung Quốc. Các cụ ông, cụ bà 80 – 90 tuổi sống ở thời đó đều biết. Gần đây, xóm xây cái cổng chào và đề bảng tên thế này để khôi phục lại tên CỔ của 2 làng.
Chuyện chẳng có gì đáng nói, nếu như không có sự trùng hợp tên “Trung Quốc”. Theo người dân ở đây thì từ “Trung Quốc” chỉ có nghĩa đơn giản là từ cả mấy trăm năm trước một số người Tàu qua đây chạy giặc thời Minh triều sụp đổ đã sinh sống với người Việt ở đây sau đó họ lập làng lấy tên thế để nhớ gốc gác (mặc dù hiện nay ở đây có 99% dân số là người Kinh).
Thông tin xuyên tạc trên mạng xã hội
Thế nhưng mấy vị dân chủ 3 que luôn kiếm cớ xuyên tạc đã vội vàng lu loa, tung lên Page Báo Pháp luật (báo giả mạo của giới Dân chủ Việt Nam do Phạm Đoan Trang và Trịnh Hội là những thành viên của Việt Tân điều hành) làm “bằng chứng Cộng sản bán nước cho Tầu”. Bọn họ dốt đến mức không biết rằng chẳng ai đề tên địa danh từ làng đến quốc gia luôn. Bởi vì nguyên tắc đề tên địa danh phải từ làng – xã – huyện – tỉnh mới đến quốc gia.
Ngoài ra, thôn Vạn Vĩ, thị trấn Giang Bình, TP Đông Hưng, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc, nơi có làng người Việt cổ đã sống ở đây đã 500 năm. Việc di dân sinh sống giữa các quốc gia của nhiều cộng đồng dân cư từ hàng trăm năm trước do hoàn cảnh lịch sử là chuyện hết sức bình thường. Quan trọng nhất là thế hệ con cháu ở đó coi mình là người của dân tộc nào mà thôi.
Tiếng dân