Vừa qua, dẫn lời Phan Văn Phong (FB Lương Dân Lý), chồng hờ của Trần Thị Nga, trang báo “lá ngón” Dân Làm Báo cho biết: Nga đã bị đã bị chuyển trại từ Hà Nam vào trại giam Đắk Trung (tỉnh Đắk Lắk) từ ngày 28/2/2018.
Mặc dù, lý do Nga bị chuyển trại không được nhắc đến nhưng trang tin này lại một mực cho rằng, việc chuyển trại “là một hành động trả thù đê hèn của nhà cầm quyền” và “cũng là một chiêu trò nhằm đọa đày tinh thần khi gây thêm sự xa cách giữa Nga với những con nhỏ của mình”?!
Để làm sinh động bài viết của mình, trang tin này cũng dẫn về ý kiến của nhà dân chủ cuội Phạm Lê Vương Các: “Theo luật nhân quyền quốc tế, việc di chuyển một tù nhân đến nơi giam giữ cách xa nơi ở thường trú của họ nhằm mục đích ngăn cản hoặc gây ra khó khăn cho việc thăm nom của thân nhân là cấu thành hành vi đối xử tàn ác hoặc vô nhân đạo.”
Vậy thực hư vấn đế này thế nào?
Luật Thi hành án hình sự năm 2010 quy định việc đưa người bị kết án phạt tù có quyết định thi hành án của Tòa án đến nơi chấp hành án hoặc điều chuyển phạm nhân giữa các trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ do Bộ Công an quản lý thuộc thẩm quyền của Cơ quan quản lý thi hành án hình sự Bộ Công an.
Hiện nay, pháp luật chưa quy định về việc đưa phạm nhân đến nơi chấp hành án theo nguyện vọng của cá nhân hoặc gia đình phạm nhân. Tuy nhiên, căn cứ yêu cầu quản lý, giam giữ, công tác giáo dục, dạy nghề đối với phạm nhân theo quy định của pháp luật và chính sách hình sự nhân đạo của nhà nước, Thủ trưởng Cơ quan quản lý thi hành án hình sự Bộ Công an có thể xem xét, đưa người bị kết án phạt tù đến nơi chấp hành án, điều chuyển phạm nhân giữa các trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ đối với một số trường hợp cá biệt.
Như vậy, lời quy kết của trang Dân Làm Báo rằng, đó là “là một hành động trả thù đê hèn của nhà cầm quyền” và “cũng là một chiêu trò nhằm đọa đày tinh thần” đối với Trần Thị Nga là không có cơ sở.
Trần Thị Nga, sinh ngày 28/4/1977, quê quán: Xóm 3, thôn Đồng Phú, xã Nguyên Lý, huyện Lý Nhân; tạm trú tại số nhà 254, đường Trần Thị Phúc, Tổ 10, phường Hai Bà Trưng, TP. Phủ Lý, Hà Nam. Đây là đối tượng có quá trình hoạt động chống đối quyết liệt, từng nhiều lần bị các cơ quan chức năng cảnh cáo, xử lý bằng các hình thức khác nhau nhưng ngày càng tỏ ra coi thường pháp luật, thách thức cơ quan chức năng, tính chất hành vi vi phạm pháp luật ngày càng nguy hiểm.
Ngày 25/7/2017, tại phiên sơ thẩm, Trần Thị Nga TAND tỉnh Hà Nam tuyên phạt 9 năm tù giam và 5 năm quản thúc tại địa phương về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam” theo Điều 88 Bộ luật hình sự năm 1999.
Theo cáo trạng: “Trong khoảng thời gian từ năm 2014 đến tháng 1/2017, Trần Thị Nga đã trực tiếp lập các tài khoản Blog, Facebook cá nhân và trang Youtube, làm ra, tàng trữ, sử dụng trang mạng xã hội đăng tải 13 video Clip có nội dung xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; phỉ báng chính quyền nhân dân; tuyên truyền những luận điệu chiến tranh tâm lý, truyền bá những tư tưởng phản động, gieo rắc sự nghi ngờ, gây hoang mang trong nhân dân… nhằm mục đích chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam.
Ngoài ra Trần Thị Nga còn trả lời phỏng vấn các đài, báo phản động ngoài nước để cung cấp những thông tin, tình hình sai lệch về hoạt động của Cơ quan cán bộ, công chức, lãnh đạo Đảng, Nhà nước; viết, dán nhiều biểu ngữ có nội dung bôi nhọ các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lực lượng Công an, tẩy chay bầu cử Quốc hội khóa XIV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 – 2021.”
Tại phiên xét xử phúc thẩm mở ngày 22/12/2017, Hội đồng xét xử phúc thẩm quyết định không chấp nhận kháng cáo của bị cáo Trần Thị Nga và giữ nguyên bản án sơ thẩm./.