Friday, November 22, 2024

Vì sao cựu quân nhân chuyên nghiệp Phạm Thị Hoài Thương lại đứng kêu oan ?

Hai ngày qua, tại trụ sở tiếp dân xuất hiện một nữ quân nhân chuyên nghiệp đứng kêu oan bên ngoài cổng tiếp dân gây chú ý đến nhiều người, nhất là ‘trưởng nhóm dân oan’ Đoàn Thanh Giang tiếp tục sử dụng hình ảnh này để công kích gây dư luận không tốt.
Qua tìm hiểu vụ việc về đơn tố cáo của cựu quân nhân chuyên nghiệp Phạm Thị Hoài Thương cũng như quá trình giải quyết vụ việc theo đơn thư tố cáo này có những nhận định ban đầu như sau để độc giả hiểu bản chất của vụ việc này.
Cựu quân nhân chuyên nghiệp Phạm Thị Hoài Thương sinh ngày 14/8/1976 nơi đăng ký hộ khẩu: Tổ 1, phường Xuân Khanh, thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội; chỗ ở hiện tại: số nhà 23 ngách 34 ngõ 444, phố Đội cấn, phường Cống Vị, quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội, được tuyển dụng vào quân đội tháng 10/1995 (thực hiện theo chế độ công nhân viên chức quốc phòng) biên chế vào làm nhân viên tại phòng Tổ chức cán bộ thuộc Cục điều tra hình sự và chuyển chế độ từ công nhân viên chức quốc phòng sang quân nhân chuyên nghiệp tháng 10/2011, quân hàm trước khi cấp có thẩm quyền cho nghỉ hưu là đại úy.
Vụ việc cựu quân nhân chuyên nghiệp Phạm Thị Hoài Thương tố cáo về việc làm có dấu hiệu ‘khuất tất trong một vụ án’ do cơ quan tố tụng trong Quân đội tiến hành. Đứng trên góc độ là một nhân viên nhất là nhân viên thuộc phòng tổ chức cán bộ chứ không thuộc chuyên môn về điều tra hình sự (Phạm Thị Hoài Thương không làm chuyên môn điều tra hình sự) nên không hiểu rõ việc đánh giá chứng cứ và các chứng cứ được coi là hợp pháp nên đã có ý ‘không đồng ý’.
Bản chất vụ việc sẽ không có vấn đề gì khi cựu quân nhân chuyên nghiệp Phạm Thị Hoài Thương biết lắng nghe, hiểu được vấn đề và không hiềm khích với các lãnh đạo trong việc sử dụng, bố trí công việc ở cơ quan nên dẫn đến ‘thái độ đấu tranh’ bằng đơn thư tố cáo không đúng sự thật và được các cơ quan chức năng xem xét, giải quyết và trả lời đơn thư thỏa đáng.
Không chấp nhận với những giải thích trên, cựu quân nhân chuyên nghiệp Phạm Thị Hoài Thương bỏ bê công việc, tập trung đi khiếu nại, tố cáo gây mất đoàn kết, hạ thấp uy tín, danh dự của lãnh đạo cơ quan. Mặc dù, Phạm Thị Hoài Thương đã được sinh hoạt, gọi lên nhắc nhở nhiều lần nhưng vẫn không chấp hành.
Vì sao cựu quân nhân chuyên nghiệp Phạm Thị Hoài Thương lại đứng kêu oan ?
Vì sao cựu quân nhân chuyên nghiệp Phạm Thị Hoài Thương lại đứng kêu oan ?
Thông báo trên của Cục điều tra hình sự nêu rất rõ những sai phạm của cựu quân nhân chuyên nghiệp Phạm Thị Hoài Thương như: đào nhiệm -tức không chấp hành quyết định điều động của tổ chức phân công. Riêng lý do này, việc giải quyết hưu trí cho Phạm Thị Hoài Thương của Cục điều tra hình sự là rất nhân văn chưa nói đến chuyện Phạm Thị Hoài Thương phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự vì tội đào nhiệm.
Bản thân Phạm Thị Hoài Thương là một quân nhân phải chấp hành theo lệnh của cơ quan, tổ chức và không thể vì lý do cá nhân mà ‘bỏ’ công tác không có lý do chính đáng. Nhưng, Thương là người phụ nữ cố chấp và vô tổ chức mặc dù đã được giải quyết chế độ rất nhân văn nhưng vẫn chống đối khi sự việc đã được giải quyết thỏa đáng.
Một số đối tượng nhất là Đoàn Thanh Giang (trưởng nhóm phụ trách dân oan) đã chụp lấy cơ hội này phát tán trên mạng facebook cùng với những bình luận có chú đích xuyên tạc về quân đội nhân dân. Chưa dừng lại ở đó, trang tin ‘Người Việt Online’ cũng đã có bài viết theo định kiến không đúng về tính chất vụ việc xảy ra. Bản thân Phạm Thị Hoài Thương trên trang facebook cá nhân của mình cũng đã đồng loạt đăng tải về hình ảnh ‘kêu oan’ của bản thân mình.

Vì sao cựu quân nhân chuyên nghiệp Phạm Thị Hoài Thương lại đứng kêu oan ?
Trang tin Người Việt online có bài viết theo định kiến cá nhân

Theo chúng tôi, Phạm Thị Hoài Thương nên dừng hành vi của mình lại trước khi quá muộn. Bởi, là một quân nhân trong quân đội nhân dân Việt Nam cô hiểu hơn ai hết về việc ‘chấp hành mệnh lệnh-quân lệnh như sơn’-đó là đặc trưng riêng của quân đội mà không thể ‘chống lệnh’. Việc Phạm Thị Hoài Thương mặc quân phục đứng ở cổng trụ sở tiếp dân -số 1 Ngô Thì Nhậm, quận Hà Đông, Hà Nội (ngày 22 và 23/02/2018) là không đúng với quy định mang mặc quân phục của Quân đội, ảnh hưởng đến tập thể quân nhân và uy tín của quân đội nhân dân Việt Nam chưa kể đến việc Phạm Thị Hoài Thương sử dụng trang phục quân nhân chuyên nghiệp để gây chú ý dư luận và tạo dư luận xấu (đã chính thức nghỉ hưu theo chế độ).
Theo Thành Nam (ĐTDC)

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG