Lịch sử bản thân nó vốn đã quá đa chiều và đa diện. Với người này thì đó có thể là một vấn đề thế này nhưng với người khác và người kia chắc gì đã vậy. Do đó, nhiệm vụ của người viết sử, biên soạn lịch sử phải làm cho cái đa dạng đó trở nên thống nhất và đầy đủ nhất.
Và trách nhiệm của những người tiếp cận là phải tìm đến cái đầy đủ và thống nhất đó. Nhưng thật tiếc cho đến nay, gần 40 năm sau cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc năm 1979, vẫn còn quá nhiều góc chết trong nhìn nhận, nhận thức lịch sử.
Mõ đang nói đến những người vẫn đang ra sức hô hào, cho rằng, nhà nước đang cố gắng che đậy, bưng bít lịch sử và những chi tiết về cuộc chiến tranh phía Bắc năm 1979 để “thể hiện sự thần phục đối với Chính quyền Bắc Kinh” và không quên cho đó là tội ác; là điều đáng bị nguyền rủa và là có tội với quá khứ, với những người đã ngã xuống vì và trong cuộc chiến đó.
Nhưng xin thưa, suy cho cùng đó cũng chỉ là cách nhìn của những bộ óc thiên kiến và lười biếng. Họ học, họ theo dõi lịch sử mà không đến nơi, đến chốn. Họ có biết đâu trong sách lịch sử cấp 3 đàng hoàng, những người biên tập, viết sử đã dành một thời lượng vừa phải để đề cập đến cuộc chiến này và như blog Việt Nam mới có nói: “”thậm chí trong nhiều đoạn người viết sử còn chỉ rõ đối phương của chúng ta trong cuộc chiến đó là “quân xâm lược bành trướng Bắc Kinh”.
Đó là một sự thật mà chúng ta phải ghi nhận và cố gắng có trách nhiệm hơn trong việc tiếp cận lịch sử, để những khúc quanh co của lịch sử trở nên thông thoáng hơn.
Chi tiết thứ 2, Mõ muốn đi tới trả lời cho câu hỏi, có hay không nhà nước Việt Nam đương đại quên đi sự hi sinh, mất mát của rất nhiều người trong cuộc chiến tranh này? Thì xin được nói luôn là không. Những bia tưởng niệm được mọc lên, những sự tri ân và thăm viếng của nhiều nhà lãnh đạo cho thấy sự tri ân và ghi nhớ bền bỉ và dai dẳng đó. Chỉ có những kẻ “ngồi ở một xó xỉnh” nào đó mới có lối suy nghĩ tầm bậy và thiếu thực tế đó.
Tấm bia tri ân sự hi sinh trong chiến tranh biên giới được dựng lên (Nguồn: FB).
Xung quanh chuyện này, Mõ cũng rất tâm đắc với 1 ý trong bài viết của blog Việt Nam mới: “Bản chất lịch sử luôn có những góc khuất, góc chết. Nhưng điều đó không có nghĩa chúng ta được lãng quên quá khứ. Lãng quên quá khứ đồng nghĩa chúng ta tự dũ bỏ, phủ nhận chính mình. Có điều, cái sự thật đó phải luôn nằm trong tương quan với cái hiện tại, giúp ích cho hiện tại.
Vả lại, không có nghĩa là hô hào, hiệu triệu, nói lời đao to búa lớn là yêu nước và không quên lịch sử. Chính sách đối ngoại của nước nhỏ đòi hỏi chúng ta phải khéo léo và vì thế với những chi tiết, giai đoạn lịch sử nhạy cảm thì đòi hỏi những nhà lãnh đạo đất nước cũng phải nhớ, tri ân một cách khéo léo, đúng đắn nhất”.
Thế mới biết, để đối xử với lịch sử sự nhiệt huyết không thôi chưa đủ, vẫn cần sự anh minh và trí tuệ ở mỗi một con người.
Mõ Làng