Sunday, June 30, 2024

ECONOMIST XUYÊN TẠC TÌNH HÌNH TỰ DO NGÔN LUẬN Ở VIỆT NAM

“Việt Nam vẫn là quốc gia toàn trị, không có tự do ngôn luận” – đây là báo cáo của Economist được đăng trên www.rfa.org hôm 31/1 vừa rồi. Theo đó, trang này đưa tin “Phúc trình về Chỉ số Dân Chủ năm 2017 do Nhóm Nghiên Cứu – Phân Tích EIU của tạp chí The Economist vừa công bố vào cuối tháng Một năm 2018 nhận định Việt Nam vẫn là quốc gia toàn trị, không có tự do ngôn luận”. Vậy thì thực hư thế nào?

Theo báo cáo này thì “Có 5 tiêu chí. Thứ nhất là qui trình bầu cử và đa nguyên. Đối với tiêu chí này Việt Nam bị điểm 0. Tiêu chí thứ hai về vận hành của chính phủ, Hà Nội được 3,21 điểm. Đối với tiêu chí tham gia chính trị, điểm số của Việt Nam là 3,89. Tiêu chí văn hóa chính trị của Việt Nam đạt 5,63 điểm. Tiêu chí thứ năm về các quyền tự do dân sự, Việt Nam chỉ được 2,65 điểm”.

ECONOMIST XUYÊN TẠC TÌNH HÌNH TỰ DO NGÔN LUẬN Ở VIỆT NAM

Báo cáo của Economist đăng trên RFA

Thứ nhất, về bầu cử ở Việt Nam?

Ở Việt Nam hiện nay, việc tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội được tiến hành theo Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân (sau đây gọi tắt là Luật Bầu cử). Theo đó, Luật Bầu cử xác định nguyên tắc bầu cử ở Việt Nam là: phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín (Điều 1). Quyền bầu cử và quyền ứng cử của công dân được quy định: mọi công dân Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân (Điều 2). Còn bầu cử ở Mỹ thì công dân không có quyền bầu cử mà phải thông qua số phiếu của “đại cử chi”. Còn ứng cử viên Tổng thống Mỹ phải thoả mãn những tiêu chuẩn bắt buộc do Hiến pháp nước này qui định: phải là công dân Mỹ, được sinh ra trên đất nước Mỹ, tuổi từ 35 trở lên, và cư trú tại Mỹ ít nhất 14 năm (điều kiện “sinh ra tại Mỹ” hiện vẫn đang gây ra nhiều tranh cãi, bởi nó loại mất khá nhiều người tài, song cho đến nay vẫn chưa có gì thay đổi). Vậy nếu bầu cử ở Việt Nam mà được 0 thì bầu cử ở Mỹ được mấy điểm?

Thứ hai, về quyền tự do ngôn luận?

Thời gian qua, cơ quan chức năng của Việt Nam bắt giữ, điều tra xử lý một số đối tượng như: Vũ Quang Thuận, Nguyễn Danh Dũng, Trần Thị Nga, Nguyễn Xuân Long, Bùi Hiếu Võ, Phan Kim Khánh, Vũ Quang Thuận, Trần Hoàng Phúc, Nguyễn Văn Điển,… về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Đây là các đối tượng kiếm tiền bằng nghề làm rận chủ, lợi dụng những phức tạp trong xã hội để viết bài nói xấu, bôi nhọ sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước. Không chỉ dừng lại ở đó, các đối tượng còn kích động quần chúng nhân dân khiếu kiện, biểu tình trái pháp luật, ảnh hưởng nghiêm trọng đến ANTT của đất nước. Việc xử lý các đối tượng là công việc cần thiết của các cơ quan chức năng Việt Nam để bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật và không thể chối cãi được. Sẽ chẳng có gì đáng nói nếu như cứ sau mỗi lần các cơ quan chức năng bắt giữ số rận chủ này thì vài tổ chức phi chính phủ thiếu thiện chí với Việt Nam ở nước ngoài thông qua một số trang mạng lại rêu rao những giọng điệu vu cáo “Việt Nam vi phạm quyền tự do ngôn luận”.

Hiến pháp, Bộ luật Hình sự cũng như tất cả các đạo luật hiện hành khác của Việt Nam đều được Quốc hội thông qua và được ban hành dựa trên các nguyên tắc, trình tự xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, trong đó có việc công khai lấy ý kiến của đông đảo các tầng lớp nhân dân. Rõ ràng hệ thống luật pháp nói chung, Bộ luật Hình sự của Việt Nam nói riêng đã thể hiện rõ tinh thần dân chủ, phát huy trí tuệ của toàn dân, phản ánh ý chí, tâm tư, nguyện vọng của nhân dân Việt Nam, bảo đảm tính dân chủ và sự đồng thuận của xã hội. Vì thế cho nên không thể nói rằng Việt Nam không có tự do ngôn luận.

Như vậy có thể nói, báo cáo của Economist về vấn đề ngôn luận ở Việt Nam là hoàn toàn bịa đặt và thiếu cơ sở khoa học. Vì thế cho nên, bằng tinh thần cảnh giác và kiên quyết, chúng ta cần đấu tranh làm thất bại âm mưu, thủ đoạn phá hoại của các thế lực thù địch, nhất là đối với những luận điệu cho rằng nước ta không có tự do ngôn luận.

Thúy Kiều

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG