Đạo và đời là hai phạm trù khác nhau, tuy nhiên xét ở nhiều khía cạnh hai phạm trù này lại có mối liên hệ mật thiết với nhau. Đạo được hình thành trong đời sống con người, xuất phát từ nhu cầu tâm linh và sự bất lực trước những hiện tượng không thể giải thích được, con người tìm đến những “đấng siêu nhiên” để cầu mong sự chở che, giúp đỡ. Giữa cuộc sống đời thường, đạo hay còn gọi là tôn giáo đem đến cho con người một nếp sinh hoạt mới, gắn kết giữa người với người, giữa người với vạn vật xung quanh, hướng con người đến những điều hay lẽ phải. Tuy nhiên, trước những thay đổi của tình hình thế giới, sự lớn mạnh của chủ nghĩa tư bản và sự bành trướng của các cường quốc, tôn giáo trở thành một trong những “công cụ” đắc lực để các nước tư bản đế quốc thực hiện âm mưu thôn tính, phá hoại, lật độ chế độ của những nước mà chúng cho là đi ngược với lợi ích của chúng. Dưới bàn tay xảo trá của chế độ tư bản, với chiêu bài dân chủ, nhân quyền, chúng đã dựng lên nhiều “kịch bản” bạo loạn như “Cách mạng cam”, “Cách mạng hoa nhài”, “Mùa xuân Ả rập”… nhằm lật đổ chính thể ở nhiều quốc gia, dân tộc, đặc biệt là khu vực Trung Đông, Bắc Phi. Một trong những món bài quen thuộc của chúng là dùng tôn giáo để kích động một bộ phần tín đồ cuồng tin chống phá nhà nước, chế độ.
Ở Việt Nam, chính sách tôn giáo được Đảng, Nhà nước ta hết sức quan tâm, tạo điều kiện nhằm đảm bảo mọi tôn giáo có thể phát triển một cách tốt nhất. Tuy nhiên, sự chống phá quyết liệt của các thế lực thù địch bên ngoài cùng với sự hỗ trợ đắc lực của một số chức sắc, chức việc biến thái trong tôn giáo, đặc biệt là một số linh mục cực đoan trong đạo Công giáo đã gây ra nhiều vụ, việc phức tạp ảnh hưởng đến an ninh trật tự. Tại sao một thể chế chính trị được đánh giá ổn định bậc nhất thế giới với môi trường sống được đảm bảo các quyền cơ bản như ở Việt Nam mà vẫn còn tồn tại và diễn ra các hoạt động chống phá của một số đối tượng đội lốt truyền giáo ?. Phải chăng công tác tôn giáo chưa được đảm bảo?. Hay xuất phát từ nguyên nhân nào khác ?.
Trong những năm qua, công tác tôn giáo được Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm, chú trọng và luôn xác định là công tác trọng tâm. Hiến pháp năm 2013 đã xác định “Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo” và “Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật” (Điều 24). Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII đã xác định “Thực hiện tốt các chính sách về dân tộc, tôn giáo và đảm bảo tự do tín ngưỡng, tôn giáo” (Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII, tr.304). Công tác chỉ đạo, lãnh đạo việc thực hiện chính sách tôn giáo luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm thực hiện, đời sống tín ngưỡng của nhân dân được nâng cao, nhu cầu sinh hoạt tôn giáo được tôn trọng, đảm bảo. Sống, lao động, công tác trong môi trường được đảm bảo đầy đủ các quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của công dân, đồng bào có đạo đã chấp hành tốt chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước; luôn hăng say lao động, sản xuất góp sức xây dựng quê hương giàu đẹp, “sống phúc âm trong lòng dân tộc”.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang cùng các chức sắc trong tôn giáo chụp ảnh lưu niệm (Nguồn: TTXVN)
Thực tế đã cho thấy, Đảng, Nhà nước đã nỗ lực hết sức nhằm thực hiện tốt chính sách tôn giáo. Tuy nhiên, một thực trạng đáng buồn hiện nay, một số linh mục trong đạo Công giáo do có thái độ cực đoan với chính quyền, được các thế lực bên ngoài hậu thuẫn hà hơi tiếp sức đã và đang ra sức hoạt động chống phá chính quyền nhân dân. Đẩy bà con giáo dân tham gia các hoạt động chống đối chính quyền, vi phạm pháp luật. Mặc dù, bản thân những giáo dân này là những người dân lương thiện, quanh năm chỉ biết cần cù với công việc. Nhưng dưới sức ép của những kẻ tự coi mình là người đại diện cho “Thiên Chúa”, số linh mục cực đoan dùng quyền uy, sức mạnh và sự ràng buộc của giáo lý, thần quyền để thúc ép, xúi giục bà con giáo dân vào các hoạt động vi phạm pháp luật nhằm tạo sự kích động, thù hằn, chia rẽ giữa giáo dân với chính quyền. Chúng ta không thể quên linh mục Nguyễn Văn Lý ( Thừa Thiến – Huế) – kẻ đã làm ô nhục, đi ngược lại “lời răn” của Chúa để tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam. Sau này, kế tiếp “vết xe đổ” của Lý là Giám mục Nguyễn Thái Hợp, Giáo phận Vinh và những linh mục thân tín, đắc lực của Hợp như Đặng Hữu Nam, quản xứ Phú Yên, Nguyễn Đình Thục, quản xứ Song Ngọc, Nguyễn Thanh Tịnh, quản xứ Cồn Sẻ… . Các linh mục ngang nhiên thách thức chính quyền, vỗ ngực cho mình là người đại diện cho Thiên Chúa. Vậy các linh mục là ai ?. Chính các linh mục này là những kẻ đội lốt truyền giáo, làm ô uế và mất thanh danh hàng nghìn năm của Công giáo. Các linh mục này thực ra là những con rối trong tay của những kẻ “mắt xanh mũi lỏ” đang ngồi bên kia bán cầu. Và cuối cùng, sự đau khổ, sự mệt mỏi sau bao tháng ngày bị lôi kéo vào những việc làm “đâu đâu” của những kẻ mang danh Chúa lại đè nặng lên vai những giáo dân vô tội, những người luôn mong ước được sống bình yên, được cống hiến cho Tổ quốc, cho dân tộc.
Sự cố môi trường biển xảy ra trong tháng 4/2016 đã để lại những thiệt hại nặng nề cho người dân 4 tỉnh miền Trung. Cả hệ thống chính quyền chung tay vào cuộc với người dân, cùng chia sẻ những khó khăn, thiệt hại, nỗ lực khắc phục nhằm mong muốn cuộc sống người dân được trở lại bình thường. Thế nhưng, với cương vị là người truyền giáo, thực hiện thiên sứ của Chúa ban phép lành cho giáo dân, những giám mục, linh mục biến thái như Nguyễn Thái Hợp, Đặng Hữu Nam, Nguyễn Đình Thục, Nguyễn Thanh Tịnh… không làm tròn bổn phận của mình lại xúi giục, kích động giáo dân lên đường đòi quyền lợi. Mà “quyền lợi” ở đây là gì ?. Trong khi đó tại Quyết định số 1880/QĐ-TTg và 309/QĐ-TTg, Chính phủ đã quy định rất cụ thể về đối tượng đền bù và mức đền bù. Các bộ, ban ngành, địa phương đang cố gắng cùng người dân khắc phục thiệt hại.
Nhưng trong nghĩ suy của các linh mục thì “Formosa là miếng mồi quá béo bở” để lợi dụng chống phá Đảng, Nhà nước. Dễ gì các linh mục không ôm “khư khư” cho bằng được miếng mồi ngon này để câu tiền của các tổ chức phản động ở bên ngoài. Chúng kiếm tiền trên sự khờ dại của một bộ phận giáo dân kém hiểu biết và mồ hồi, nước mắt của những giáo dân lương thiện.
Linh mục Nguyễn Đình Thục (quản xứ Song Ngọc) kích động giáo dân tụ tập đông người trên quốc lộ 1A
(Nguồn: Báo Nghệ An)
Giữa đạo và đời thật sự xa rời nhau nếu chúng rơi vào tay những kẻ chăn dắt con chiên nhưng mang trong mình dòng máu của quỷ dữ.
Pháp luật và lương tâm sẽ phán xử, trừng trị thích đáng những kẻ lợi dụng cái mác truyền giáo để vi phạm pháp luật, đi ngược lại lời răn của Chúa.
Văn Thân