Friday, November 22, 2024

VẪN LÀ CÂU CHUYỆN DÂN OAN?

“DÂN OAN” là một thuật ngữ khá quen thuộc xuất hiện trên các trang mạng xã hội hiện nay. Gõ vào google search từ khóa “Dân oan” chúng ta có ngay 6.200.000 kết quả chỉ với 0.67 giây. Đi dọc tuyến đường xung quanh các cơ quan Đảng, Nhà nước và chính quyền các cấp chúng ta không khó nhìn thấy những băng rôn, khẩu hiệu “Dân oan…”. Thiết nghĩ trong một xã hội pháp chế xã hội chủ nghĩa, trong một xã hội hòa bình ổn định như hiện nay sao lại có nhiều “Dân oan” đến thế. Vậy thực hư câu chuyện này ra sao?

VẪN LÀ CÂU CHUYỆN DÂN OAN? Dưới góc độ ngôn ngữ học: Theo Từ điển tiếng Việt, “Dân oan được hiểu là người bị quy cho tội mà bản thân không gây nên, phải chịu sự trừng phạt mà bản thân không đáng phải chịu”. Như vậy, chúng ta có thể hiểu “Dân oan” là thuật ngữ chỉ cá nhân hoặc nhóm người phải gánh chịu những điều mà bản thân không đáng phải chịu. Nếu hiểu theo góc độ này thì chẳng lẽ hàng chục “dân oan” các tỉnh Đồng Nai, Bình Định, Gia Lai, Kiên Giang, Bạc Liêu, An Giang, Thái Bình, Ninh Thuận cùng kéo đến biểu tình tại Phố Quán Thánh; Phủ Thủ tướng; Trụ sở Trung ương Đảng ngày 18/01/2018 và hàng chục người thường xuyên dựng “lều dân oan” trước các trụ sở tiếp dân của chính phủ, chính quyền các cấp (Theo Việt Tân, Danlambao và một số trang lề trái đưa tin), tất cả họ đều đang phải gánh chịu những điều họ không đáng phải chịu hay sao? Như vậy thì pháp luật công minh ở đâu? Những vị quan vì nhân dân phục vụ đâu? Chính quyền ở đâu? Sao không làm gì?

VẪN LÀ CÂU CHUYỆN DÂN OAN?

Dưới góc độ pháp luật: Điều 1 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 nước ta quy định “Không làm oan người vô tội” và Điều 9 cũng quy định rõ “Không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật”. Như vậy, theo các điều luật đó thì có thể hiểu: “Dân oan” là người không có tội nhưng lại có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Theo đó, Điều 29 của Bộ luật này cũng quy định rõ “Cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự đã làm oan phải bồi thường thiệt hại và phục hồi thiệt hại và phục hồi danh dực, quyền lợi cho người bị oan”. Nếu luật đã quy định rõ như vậy rồi thì những “Dân oan” thật sự có nỗi oan sao lại không sử dụng quyền công dân của mình để đòi lại quyền lợi đường đường chính chính, sao phải dựng “lều dân oan”, sao phải kéo “đoàn dân oan” gây mất an ninh trật tự, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân khác làm gì?

Dưới góc độ xã hội: Việc kéo “Đoàn dân oan” để tụ tập đông người trước cổng cơ quan nhà nước, diễu hành trên các con phố chỉ gây mất an ninh trật tự, ảnh hưởng đến an toàn giao thông, ảnh hưởng đến cuộc sống bình thường của người dân chứ chẳng thể “giải oan” được.

Thiết nghĩ, những “đoàn dân oan”, những “lều dân oan” đều chỉ là một nhóm người cũ, cứ ngày này qua ngày khác thực hiện “công việc” diễu hành, biểu tình vì “miếng cơm manh áo”. Nhìn lại, các vụ biểu tình mang danh dân oan dù xảy ra ở những thời gian, địa điểm khác nhau nhưng chúng ta đều có thể điểm mặt, chỉ tên được vì vẫn là HỌ – “DÂN OAN” mà thôi.

Mặc dù chiêu bài đã cũ, nhưng Việt Tân và các nhóm phản động vẫn tiếp tục sử dụng bởi chúng đánh vào tâm lý tò mò của người Việt Nam. Nhưng trò gì diễn nhiều rồi cũng sẽ chán thôi. Đừng tiếp tục làm trò lố trước bàn dân thiên hạ nữa. Đừng lợi dụng danh nghĩa “Dân oan” nữa!

Độc giả cả nước, cộng đồng mạng chắc hẳn đều có những nhìn nhận tinh tế. Hãy cùng nhau vì những người dân đang có nỗi oan thực sự mà vạch mặt đám “DÂN OAN” giả danh dân oan này!

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG