Lm Thục trong 1 lần đến động viên gia đình của Hoàng Đức Bình (Nguồn: FB).
Dẫu biết sẽ khó lòng để được tham dự phiên tòa Hoàng Đức Bình bị truy tố và đưa ra xét xử với tội danh gọi là “Chống người thi hành công vụ” và “Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”; còn anh Nguyễn Nam Phong bị truy cứu về tội danh gọi là “Chống người thi hành công vụ” xảy ra ngày 14.2.2017.
Nhưng mới đây khi được hỏi “Với tư cách người làm chứng, Lm Nguyễn Đình Thục sẽ nói gì trước tòa?” thì vị Linh mục thuộc Giáo phận Vinh này đã chia sẻ như sau:
“Tôi sẽ nói với họ là anh Hoàng Bình và anh Nam Phong không chống người thi hành công vụ. Những gì mà tôi nghe thấy trên facebook và tôi nghe nói lại cho thấy họ hành xử đúng luật và rất tình người.
Thứ nhất, CSGT đã chặn xe trong khi họ đang tham giao thông đúng luật.
Thứ hai, khi xe bị chặn lại, rất nhiều công an sắc phục và cả những người mặc thường phục vây quanh chiếc xe với những hành vi thô bạo, như giật cửa xe, đấm vào kính xe, bẻ cần gạt nước kính… Bằng lương tâm của người có đạo, lương tâm của một công dân Việt Nam chân chính, lương tâm của một tài xế, anh Phong phải bảo vệ sự an toàn của những người trong xe với sự ôn hòa. Nếu lúc đó anh Phong mở cửa xe, những người ngồi trong xe chắc chắn gặp nguy hiểm. Họ sẽ bị tấn công và thậm chí có thể nguy hiểm tính mạng. Thật vậy, lúc đó chúng tôi đang bị bao vây và rất nhiều người trong chúng tôi đang bị tấn công bởi công an, cảnh sát cơ động và cả những an ninh mặc thường phục. Những người có chức năng đã không can thiệp để bảo vệ chúng tôi, tệ hơn, chính lực lượng này đã hành hung những người dân vô tội, chỉ vì họ đi kiện Formosa để đòi Formosa bồi thường thiệt hại mà công ty đã gây ra cho dân tộc Việt Nam.
Thứ ba, anh Hoàng Bình, Nam Phong và những người ngồi trên xe hôm đó luôn giữ thái độ ôn hòa, bình tĩnh, đọc kinh, cầu nguyện. Ngay cả chiếc xe ôtô chở họ còn bị lực lượng công an cẩu về trụ sở công an thì làm sao nói hai người này chống người thi hành công vụ được.
Thứ tư, bằng lương tâm và trách nhiệm của một linh mục, một người cha, tôi yêu cầu tài xế và những người khác phải hành xử đúng luật và tôn trọng pháp luật, tôi yêu cầu anh Phong phải bảo vệ sự an toàn cho những người ngồi trong xe với sự ôn hòa.”
Do đó, tôi khẳng định Hoàng Đức Bình và Nguyễn Nam Phong là nạn nhân chứ không phải tội phạm. Họ hoàn toàn vô tội!” (Theo trang Tin mừng cho người nghèo).
Trước hết cần khẳng định rằng, đây là trò của Lm này. Bởi thông qua đó ông ta đã nói được những điều cần nói, dù không được tham dự phiên tòa. Nhưng xem ra, nó cũng giống như lá đơn nhiều lỗi được Lm Thục gửi đến TAND huyện Diễn Châu đề nghị được tham dự phiên tòa với tư cách người làm chứng. Nội dung trả lời phỏng vấn của Lm này xuất hiện đầy lỗi cơ bản mà nếu được chỉ ra thì chiếu theo luật, Lm Thục sẽ không bao giờ được tham dự phiên tòa.
Theo đó, đúng như trang Tin mừng cho người nghèo dẫn về:”Theo Bộ Luật Tố tụng Hình sự năm 2015 và 2013 quy định: “Người làm chứng là người biết được những tình tiết liên quan … về vụ án và được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng triệu tập đến làm chứng”. Có nghĩa vụ “trình bày trung thực những tình tiết mà mình biết liên quan … về vụ án và lý do biết được những tình tiết đó”. Có quyền: “Yêu cầu cơ quan triệu tập bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản và quyền, lợi ích hợp pháp khác của mình, người thân thích của mình khi bị đe dọa”; “Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng liên quan đến việc mình tham gia làm chứng…”.
Vậy nhưng, ngay ở dòng đầu tiên của phát biểu đã trích dẫn ở trên thì Lm này đã cho biết: “Tôi sẽ nói với họ là anh Hoàng Bình và anh Nam Phong không chống người thi hành công vụ. Những gì mà tôi nghe thấy trên facebook và tôi nghe nói lại cho thấy họ hành xử đúng luật và rất tình người”. Nghĩa là ở thời điểm Hoàng Đức Bình và Nguyễn Nam Phong được xác định có hành vi phạm tội thì Lm Thục đã không có mặt tại đó; ông ta chỉ nghe lại và theo dõi trên Facebook cá nhân. Câu hỏi đặt ra là liệu với điều này thì Lm Thục có đảm bảo yêu cầu thứ nhất đối với người làm chứng là “người biết được những tình tiết liên quan …” không?
Và về mặt chủ quan mà nói thì với riêng điều này thôi, Lm sẽ không thể tham dự phiên tòa và đây là một chi tiết hở để yêu cầu của Lm Thục không được thực hiện.
Về các lí do được Lm Thục chỉ ra để “khẳng định Hoàng Đức Bình và Nguyễn Nam Phong là nạn nhân chứ không phải tội phạm. Họ hoàn toàn vô tội!” cũng có không ít điều cần bàn.
Ở lí do thứ nhất, Lm Thục nói rằng: “CSGT đã chặn xe trong khi họ đang tham giao thông đúng luật” thì xin thưa luôn: Theo quy định tại Thông tư 01/2016 Quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ của cảnh sát giao thông có hiệu lực, thay thế Thông tư 65 ban hành ngày 30/10/2012, lực lượng cảnh sát giao thông được quyền: “Được dừng các phương tiện đang tham gia giao thông đường bộ; kiểm soát phương tiện, giấy tờ của phương tiện; kiểm soát người và giấy tờ của người điều khiển phương tiện, giấy tờ tùy thân của người trên phương tiện đang kiểm soát…” (Xem thêm: https://news.zing.vn/quyen-han-cua-csgt-theo-quy-dinh-moi-post622645.html). Do đó, đương nhiên lí do này không đảm bảo.
Lí do thứ hai và thứ 3, Lm Thục cho biết: “Khi xe bị chặn lại, rất nhiều công an sắc phục và cả những người mặc thường phục vây quanh chiếc xe với những hành vi thô bạo, như giật cửa xe, đấm vào kính xe, bẻ cần gạt nước kính… Bằng lương tâm của người có đạo, lương tâm của một công dân Việt Nam chân chính, lương tâm của một tài xế, anh Phong phải bảo vệ sự an toàn của những người trong xe với sự ôn hòa. Nếu lúc đó anh Phong mở cửa xe, những người ngồi trong xe chắc chắn gặp nguy hiểm. Họ sẽ bị tấn công và thậm chí có thể nguy hiểm tính mạng. Thật vậy, lúc đó chúng tôi đang bị bao vây và rất nhiều người trong chúng tôi đang bị tấn công bởi công an, cảnh sát cơ động và cả những an ninh mặc thường phục. Những người có chức năng đã không can thiệp để bảo vệ chúng tôi, tệ hơn, chính lực lượng này đã hành hung những người dân vô tội, chỉ vì họ đi kiện Formosa để đòi Formosa bồi thường thiệt hại mà công ty đã gây ra cho dân tộc Việt Nam”; “Anh Hoàng Bình, Nam Phong và những người ngồi trên xe hôm đó luôn giữ thái độ ôn hòa, bình tĩnh, đọc kinh, cầu nguyện. Ngay cả chiếc xe ôtô chở họ còn bị lực lượng công an cẩu về trụ sở công an thì làm sao nói hai người này chống người thi hành công vụ được”….thì xin thưa đã có một sự lầm lẫn về hành vi của Nguyễn Nam Phong. Bởi chỉ nếu chỉ có vậy thôi thì sẽ không ai dám truy cứu trách nhiệm hình sự của anh này.
Hành vi trực tiếp khiến Phong bị truy cứu tội chống người thi hành công vụ chủ yếu do Phong, lúc đó đang là lái xe cho Lm Thục đã không chấp hành hiệu lệnh của Cảnh sát giao thông khi yêu cầu đưa xe sang bên đường, không làm cản trở TTATGT. Nhưng Phong đã không chấp hành, cố tình để xe giữa đường, gây ách tắc cục bộ trên Quốc lộ 1A. Còn hành vi không mở cửa xe chỉ là hành vi kéo theo, không được đưa vào để định tội. Và chắc chắn chi tiết này sẽ không được nêu trong cáo trạng của Viện kiểm sát.
Ở lí do cuối cùng, Lm Thục cho biết: “Bằng lương tâm và trách nhiệm của một linh mục, một người cha, tôi yêu cầu tài xế và những người khác phải hành xử đúng luật và tôn trọng pháp luật, tôi yêu cầu anh Phong phải bảo vệ sự an toàn cho những người ngồi trong xe với sự ôn hòa.”
Mõ không cho đấy là lí do mà đúng hơn là lời biện hộ nhưng có một cái gì đó kênh kiệu và khó chấp nhận. Đọc dòng này, Mõ có cảm giác như Lm Thục đang tự đặt mình ra khỏi vòng pháp luật, hành vi yêu cầu của ông ta đối với Phong, Bình như thể đấy là những điều cho phép, được làm được quy định trong luật và thực hiện nó thì người đó sẽ không phạm tội…. Cách hiểu ấu trĩ đến thế là cùng.
Và như đã đề cập trong bức thư trước đó, với cách lập luận này thì Lm Thục không khác gì lạy ông tôi ở bụi này, bởi nếu Phong, Bình có tội thì đương nhiên, với vai trò “chỉ đạo” và “xúi dục” thì Lm Thục sẽ có trách nhiệm liên đới. Thậm chí hành vi của ông ta còn lớn và nghiêm trọng hơn. Cho nên,sẽ là đúng hơn nếu Lm này xuất hiện tại Tòa với vai trò của bị cáo, đứng đầu vụ án mà Hoàng Bình và Nguyễn Nam Phong chỉ là hai kẻ tay chân.
Mõ cũng hiểu rằng, những điều được Lm Thục nói ra có sự tư vấn của đám Ls sẽ bào chữa cho Bình, Phong là Hà Huy Sơn, Ngô Anh Tuấn, Nguyễn Hà Luân, Lê Văn Luân. Nhưng với cách bào chữa này thì Bình, Phong sẽ khó mà thoát tội.
Mõ Làng