Friday, November 22, 2024

Luật tín ngưỡng, tôn giáo trong con mắt của các đối tượng phản động!

Luật tín ngưỡng, tôn giáo được thông qua tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV và chính thức có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2018. Bộ luật gồm 09 Chương, 68 Điều, với những quy định đầy đủ, tiến bộ về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của con người. Đây là lần đầu tiên, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo được luật hóa một cách cụ thể, đầy đủ thành một chế định riêng và có nhiều điểm mới so với Pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo năm 2004.

Luật tín ngưỡng, tôn giáo trong con mắt của các đối tượng phản động!

Hình ảnh minh họa

Tuy nhiên, trong con mắt của các thế lực thù địch, các đối tượng phản động thì việc ban hành bộ luật tín ngưỡng, tôn giáo giống như một bức tường ngăn cản hoạt động tôn giáo, chúng cho rằng: ở các nước văn minh người ta không bao giờ ra luật tôn giáo, các luật lệ trong chế độ cộng sản không để phục vụ nhân quyền mà chỉ để phục vụ cho sự cai trị của đảng cộng sản; hay bộ luật là những rào cản, những ràng buộc rất tinh tế cho tôn giáo; hầu hết những điều trong bộ luật là đi ngược lại với tự do tôn giáo và đó là bước thụt lùi so với pháp lệnh 2004; chúng còn cho rằng, nội dung của luật tín ngưỡng tôn giáo là phản tiến bộ, không phù hợp với chiều hướng dân chủ hóa, vì cốt lõi vẫn duy trì chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam coi tôn giáo là một đối tượng phải đề phòng, nhất là những tôn giáo có tính tổ chức hệ thống…

Sở dĩ chúng cho rằng luật tín ngưỡng, tôn giáo không đem lại tự do và là rào cản cho các hoạt động tôn giáo của chúng là vì từ trước đến nay, vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo luôn là một trong những trọng điểm của chúng. Dưới chiêu bài bảo vệ tự do tín ngưỡng, tôn giáo, chúng thực hiện các bước chống phá rất quyết liệt, từ thấp đến cao, với những hành động rất trắng trợn, công khai, không từ bất cứ một thủ đoạn nào. Chúng xuyên tạc, vu cáo Việt Nam “đàn áp tôn giáo”, giam cầm các “tù nhân lương tâm”, đòi tôn giáo được tự do hoạt động không chịu sự quản lý của Nhà nước hòng chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc; kích động tư tưởng ly khai, bạo loạn, gây mất ổn định chính trị, tạo cớ can thiệp vào công việc nội bộ của nước ta… với mục đích cuối cùng là xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, xóa bỏ chế độ Xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

Việc ban hành Bộ Luật tín ngưỡng, tôn giáo đã tác động đến những hoạt động lợi dụng tôn giáo của chúng, ngăn chặn những âm mưu, thủ đoạn lợi dụng tự do tín ngưỡng, tôn giáo để thực hiện mục đích chống phá Nhà nước ta của chúng. Đồng thời khắc phục được những hạn chế của Pháp Lệnh tín ngưỡng, tôn giáo mà chúng đang lợi dụng để hoạt động.

Tín ngưỡng, tôn giáo là một phần quan trọng của đời sống xã hội, là bộ phận cấu thành không thể thiếu trong đời sống tinh thần của con người, là giá trị văn hóa của nhân loại. Hoạt động tôn giáo cũng vậy, nó không chỉ thuần túy nhằm thỏa mãn nhu cầu tinh thần của tín đồ, chức sắc, nhà tu hành mà còn liên quan đến các lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực từ chính trị, kinh tế đến văn hóa xã hội, đòi hỏi công tác quản lý nhà nước về tôn giáo phải bắt kịp với tình hình, xu thế phát triển của đất nước cũng như xu thế phát triển của tôn giáo hiện nay. Vì vậy tôn giáo không thể đứng ngoài xã hội, ngoài pháp luật và càng không thể không chịu sự quản lý của Nhà nước../.

LÝ HÒA

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG