Xin bắt đầu câu chuyện sắp được nói ra đây hơi hàn lâm và bác học tí (không biết có đúng không?): Rằng nhận thức định hướng hành vi. Nhận thức đúng thì hành vi đúng. Và ngược lại. Chứng nào con người ta còn giữ nguyên bộ óc thiên kiến, không chấp nhận những điều chung, được đại đa số công nhận… thì chừng đó sự bất đồng, dẫm đạp lên nhau còn xảy ra.
Tại Việt Nam, qua con số thống kê chính xác có tới 26 địa phận thuộc 3 tổng Giáo phận (hay còn là Giáo tỉnh). Nhưng có lẽ không đâu như Giáo phận Vinh.
Chưa hết chuyện Linh mục tổ chức cho giáo dân công khai bọn tội phạm, chống nhà nước thì đến chuyện Linh mục công khai lấn chiếm, xây dựng công trình tôn giáo trên đất nông nghiệp; và sẵn sàng dùng sức mạnh số đông, đức vâng lời và cả sự cuồng tín để đối trọng, đe dọa chính quyền. Rồi những kẻ chống đối cũng đi ra từ nhà thờ, được nhà thờ nâng đỡ, vun đắp và công khai “hiệp thông”, cầu nguyện… Chính vậy nên, có không ít người khi nói đến chuyện tôn giáo chỉ rặt nói chuyện về địa phận Vinh.
Và không chỉ trong nước, ở nước ngoài câu chuyện của địa phận Vinh cũng được bàn luận râm ran và sôi nổi; câu chuyện của Giáo phận Vinh còn được các tổ chức nhân quyền, chính giới các nước đưa vào dự luật chống Việt Nam.
Sự nổi tiếng của Giáo phận Vinh vì thế đã nhuốm màu tai tiếng!
Đã có không ít những cuộc đãi phẫu về cái sự bất thường đó của Giáo phận Vinh. Có người nói do Vinh có Giám mục Nguyễn Thái Hợp, một người công khai chuyện nợ máu với cách mạng khi có một người cha bị xử tử trong cách mạng ruộng đất; và với đường hướng đó nên ông ta đã chủ trương dung dưỡng, bảo kê cho không ít Linh mục cực đoan dưới quyền để phục vụ ý đồ của họ…
Khách quan hơn một tí có người nói rằng, do tại địa bàn Giáo phận Vinh đóng chân có nhiều vấn đề nhạy cảm, mà mới đây là vấn đề Formosa nên đám chống đối trong, ngoài, nhất là Việt Tân đã xem đây là địa bàn béo bở để hành sự.
Một lí do khác cũng được nói đến là sự thay đổi, tinh thần dân chủ hóa đời sống xã hội đã tác động đến người Công giáo nói chung nên khiến họ thay đổi. Nhưng thay vì đi đúng đường hướng, đấu tranh trên nền tảng pháp luật thì họ lại làm điều ngược lại, dẫm đạp lên pháp luật!
Kể ra thì những điều đó không hề sai. Nhưng chưa thực sự toàn diện. Với ý đồ góp thêm một lời giải thích khác về sự bấn loạn của Giáo phận Vinh gần chục năm lại nay. Mõ xin được nếu ra một lí do khác từ một câu chuyện có thể nói hiện thời và cần suy xét.
Đó là lá thư phản hồi mới đây của Linh mục Đinh Văn Quỳnh và Hội đồng mục vụ Giáo xứ Cửa Lò (P. Thu Thủy, TX Cửa Lò) sau khi UBND Phường Thu Thủy (TX Cửa Lò, Nghệ An) có văn bản chính thức thông báo sai phạm của Gx và yêu cầu Gx không tái diễn các hành vi sai phạm tương tự ngày ngày 29/12/2017.
Thông báo của Ủy ban nhân dân phường Thu Thủy, Tx CỬa Lò, Nghệ An (Nguồn: FB).
Phản hồi của Linh mục, HĐMV Giáo xứ (Nguồn: FB).
Xung quanh chuyện này, FB Người Công giáo đã bình luận như sau: “Nhưng 2 ngày sau khi có văn bản thông báo thì ông chủ tịch HĐMV xứ đã thay mặt cha Quản xứ cùng HĐMV và bà con giáo xứ có Thư trả lời. Trong đó, Gx phản đối thông báo của UBND Phường và yêu cầu Phường phải hủy bỏ bản thông báo vì không có căn cứ, bởi 4 lí do:
(1). Đoàn diễu hành không có tín đồ trong quận, huyện, thị xã tham gia; chỉ có giáo dân xứ Cửa Lò.
(2). Tiến trình của cuộc diễu hành không liên quan đến hoạt động tôn giáo như đã quy định.
(3). Tổng thể thời gian diễu hành không có.
(4). Địa điểm diễu hành không có; quá trình thực hiện không quy tụ, không dừng tại bất cứ điểm nào….
Vậy nhưng, xin nói ngay là ông Chủ tịch HĐMV xứ (rất có thể là cha quản xứ) đã hiểu sai tinh thần của điểm a, b khoản 1, điều 25 Nghị định số 92/2012/NĐ-CP của Chính phủ : Quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo (hiện đã được thay thế bằng Luật tín ngưỡng, tôn giáo có hiệu lực từ ngày 1/1/2018).
Theo đó, tại khoản a, quy định: “a) Hoạt động tôn giáo có sự tham gia của tín đồ ngoài huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh hoặc ngoài tỉnh, tổ chức tôn giáo cơ sở phải được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi diễn ra hoạt động tôn giáo chấp thuận”. Nghĩa là thẩm quyền ngoài phạm vị của 1 huyện, quận, thành phố, thị xã trực thuộc tỉnh là của UBND tỉnh.
Còn tại khoản b: “Hoạt động tôn giáo có sự tham gia của tín đồ trong huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tổ chức tôn giáo cơ sở phải được Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi diễn ra hoạt động tôn giáo chấp thuận”. Nghĩa là hoạt động tôn giáo ngoài đăng ký hàng năm trong phạm vi 1 quận, huyện, thành phố, thị xã thì thuộc thầm quyền của UBND cấp huyện. Hay nói cách khác, ngay cả diễn ra trong phạm vi của 1 thôn, xóm, bản (cấp hành chính nhỏ nhất đi nữa) thì tổ chức tôn giáo đó cũng phải đứng ra để có tờ trình đề nghị và chỉ thực hiện khi đã được chấp thuận. Vì thế đương nhiên, dù là chỉ có giáo dân xứ Cửa Lò tham gia rước, thậm chí là giáo dân của 1 họ thuộc Giáo xứ thì Giáo xứ cũng phải đứng ra thực hiện trách nhiệm trước cơ quan quản lý nhà nước đối với hoạt động này là UBND cấp huyện, thành, thị.
Cách hiểu phạm vi phải có tờ trình đề nghị đối với UBND cấp huyện đối với các sinh hoạt tôn giáo ngoài chương trình đăng ký trong phạm vi 1 huyện, quận, thành, thị của Cha Fx, HĐMV và bà con là chưa đúng với tinh thần của Pháp lệnh Tín ngưỡng tôn giáo và Nghị định hướng dẫn”.
Có một chi tiết khác cũng cần nói thêm rằng: Tại lí do thứ hai, Linh mục, HĐMV Giáo xứ cho rằng, việc rước sách của Giáo xứ không phải là hoạt động tôn giáo (với tư cách là việc truyền bá, thực hành giáo lý, giáo luật, lễ nghi, quản lý tổ chức của tôn giáo như quy định tại điều khoản 5, điều 3, Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2004 – hiện đã được thay thế bằng luật Tín ngưỡng, tôn giáo có hiệu lực từ ngày 1/1/2018). Song xin nói luôn đó là một sự ngụy biện, dẫm đạp lên chính giáo luật của Hội thánh Công giáo của Linh mục, HĐMV Giáo xứ này, bởi quy định tại điều 944, Bộ Giáo luật đạo Công giáo có quy định như sau về việc rước lễ:
“Điều 944
#1. ở đâu Giám Mục giáo phận xét là có thể, nên tổ chức một cuộc rước kiệu Thánh Thể qua các đường phố công cộng, nhất là trong những ngày lễ trọng kính Mình và Máu Chúa Kitô, để công khai tỏ lòng tôn thờ Thánh Thể.
#2. Giám Mục giáo phận ấn định những nội quy về việc tham dự rước kiệu và về tính cách trang nghiêm của cuộc rước kiệu”.
Với dẫn chứng này thì phải chăng nhận thức là điều kéo lùi làm cho Giáo phận Vinh đang giật lùi với bước tiến của Giáo hội và xã hội.