Friday, November 22, 2024

Ai bị khởi tố thêm trong đại án Phạm Công Danh?

Nhiều kiến nghị của tòa trong giai đoạn 1 được điều tra làm rõ và một số bị can mới đã bị khởi tố.

Hôm nay (8-1), TAND TP.HCM sẽ xử sơ thẩm vụ án Phạm Công Danh (nguyên chủ tịch HĐQT Ngân hàng VNCB, Tập đoàn Thiên Thanh) và 45 đồng phạm cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng (giai đoạn 2). Đó là hành vi dùng 6.630 tỉ đồng của VNCB gửi tại ba ngân hàng BIDV, Sacombank, TPBank, dẫn đến bị thiệt hại không thể thu hồi.

Người thoát, kẻ bị xử lý

Trong giai đoạn 1, Danh và 14 bị cáo khác được xác định gây thiệt hại 9.000 tỉ đồng và bị tuyên phạt 30 năm tù. Tổng cộng hai giai đoạn, Danh và đồng phạm gây thất thoát hơn 15.000 tỉ đồng của VNCB. Khi xét xử giai đoạn 1, hai cấp tòa đã có nhiều kiến nghị đề nghị CQĐT xem xét làm rõ và đến nay được xử lý sao?

Bản án nêu rõ qua nghiên cứu hồ sơ, HĐXX thấy Lưu Trung Kiên (nguyên phó giám đốc VNCB CN Sài Gòn) đã làm các thủ tục thuê số 268 Tô Hiến Thành, làm hồ sơ vay vốn, phương án kinh doanh không có thật. Từ đó VNCB đã phê duyệt cho các công ty mà Danh thành lập vay 5.000 tỉ đồng với tài sản đảm bảo là các lô đất thuộc sân vận động Chi Lăng và 209 Trường Chinh tại Đà Nẵng trong khi các tài sản đó đang được thế chấp vay tiền tại BIDV. HĐXX kiến nghị CQĐT, VKSND Tối cao xem xét, điều tra làm rõ vai trò trách nhiệm của ông Kiên.

Qua điều tra, CQĐT xác định Kiên có lập các hợp đồng mua bán vật liệu xây dựng theo sự phân công của ông Mai Hữu Khương (nguyên thành viên HĐQT VNCB, nguyên giám đốc VNCB CN Sài Gòn, là bị cáo trong cả hai giai đoạn của đại án) nhưng không đủ cơ sở truy cứu.

Ai bị khởi tố thêm trong đại án Phạm Công Danh?
Phạm Công Danh bị xét xử ở giai đoạn 1, bị tuyên phạt 30 năm tù.

HĐXX cũng cho rằng cần xem xét trách nhiệm ông Lê Văn Tuấn (chủ tịch HĐQT Công ty IDICO) và các thành viên HĐQT có dấu hiệu đồng phạm với bị cáo Danh. Cụ thể, họ đã họp HĐQT và ký hợp đồng ủy quyền cho bị cáo Nguyễn Chí Bình ký hợp đồng vay tiền và các hợp đồng khác phục vụ cho mục đích vay tiền của Danh nhằm rút tiền của VNCB.

Qua điều tra bổ sung, CQĐT cho rằng ông Tuấn có ký giấy ủy quyền cho ông Nguyễn Chí Bình (giám đốc Công ty IDICO) điều hành công việc và ông Bình phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về các quyết định của mình. CQĐT cho là việc tòa nhìn nhận ông Tuấn cũng phải bị xem xét về việc ủy quyền là có cơ sở nhưng ông Tuấn đã bị xử lý trong giai đoạn 1 về tội cố ý làm trái… nên CQĐT xét thấy không cần thiết phải xử lý ông ở hành vi ký giấy ủy quyền này. Cạnh đó, các thành viên HĐQT công ty dù có hành vi ký biên bản họp đồng ý vay vốn ngắn hạn và ủy quyền cho ông Bình ký hợp đồng tại VNCB nhưng không được bàn bạc nên CQĐT không xử lý.

Mở rộng thành những vụ án khác

Ngoài ra, một nhóm các công ty con do ông Danh lập cũng bị tòa đề nghị điều tra. Kết luận của CQĐT cho thấy ông Nguyễn Ngọc Thái (giám đốc Công ty Quốc Thắng), Phan Bảo Long (giám đốc Công ty Phong Hiệp), Lê Đài (giám đốc Công ty Bảo Gia), Nguyễn Phú Quốc (giám đốc Công ty Phú Nguyễn), Phạm Văn Phúc (Giám đốc Công ty Phúc Văn), Lê Văn Tuấn (Giám đốc Công ty Thiên Trang Phạm) đã giúp sức Danh vay tiền. Hình thức là ký hợp đồng mua bán vật liệu xây dựng đầu ra, đầu vào không có thật.

Vì thế CQĐT đã khởi tố thêm Thái, Đài, Tuấn, Quốc và Phúc để đưa ra xét xử trong phiên tòa này. Riêng Phan Bảo Long thoát trách nhiệm hình sự vì chỉ tham gia giai đoạn thanh lý hợp đồng theo chỉ đạo của ông Danh. Riêng Trần Hiệp (nguyên thành viên HĐQT VNCB, giám đốc Công ty Phong Hiệp) bị truy tố với vai trò là đồng phạm của ông Danh.

Tòa cũng kiến nghị điều tra đối với ông Nguyễn Việt Hà (tổng giám đốc Công ty Quỹ Lộc Việt) vì có hành vi ký hợp đồng ủy thác đầu tư trái phiếu với VNCB, tạo điều kiện cho Danh rút tiền, gây thất thoát cho VNCB 903 tỉ đồng.

Theo CQĐT, Phạm Công Danh đã chỉ đạo Phan Thành Mai (tổng giám đốc VNCB) tìm mọi cách rút tiền ra khỏi VNCB và chuyển về Tập đoàn Thiên Thanh. Ông Mai đề xuất với Hà là ủy thác đầu tư cho Quỹ Lộc Việt để mua trái phiếu VNCB. Bộ ba Danh, Mai, Hà đã thống nhất ủy thác cho Quỹ Lộc Việt 2.000 tỉ đồng, trong đó 903 tỉ đồng “chảy” vào tài khoản Tập đoàn Thiên Thanh để chuyển qua tài khoản cá nhân Danh. Từ đó Hà bị bắt về hành vi cố ý làm trái.

Kiến nghị của tòa liên quan tới ông Hà Văn Thắm (nguyên chủ tịch Oceanbank), CQĐT đã làm rõ hành vi của ông Thắm trong việc chuyển nhượng Ngân hàng Đại Tín dẫn đến hậu quả vụ án VNCB. Hành vi phạm tội của ông Thắm đã được xét xử trong vụ án xảy ra tại Oceanbank.

Các quyết định khởi tố tại tòa giai đoạn 1

Tòa xác định Phạm Thị Trang, tức Trang “phố núi”, là người giúp sức tích cực cho Danh trong việc tìm kiếm khách hàng lớn cho VNCB, trong đó có nhóm Trần Ngọc Bích. Trang không giữ chức vụ gì tại ngân hàng nhưng có thể tác động cho vay và bị cáo Danh cấp xe của Ngân hàng VNCB cho Trang sử dụng. Bích cũng thừa nhận chỉ giao dịch với Trang và Trang tự giới thiệu là phó tổng giám đốc Ngân hàng Xây dựng… Sau khi bị khởi tố bị can Trang đã xuất cảnh khỏi Việt Nam.

Đối với bà Hứa Thị Phấn: HĐXX nhận thấy tại thời điểm Danh nhận chuyển giao lại Ngân hàng Xây dựng thì đang bị âm hơn gần 2.855 tỉ đồng. Một trong những nguyên nhân dẫn đến ngân hàng bị thiệt hại là do bà Phấn sử dụng 29 cá nhân đứng tên vay tiền, để lấy tiền ngân hàng sử dụng. Hành vi này của bà Phấn và các đối tượng có liên quan có dấu hiệu tội cố ý làm trái nên khởi tố vụ án. Sau khi khởi tố, do đang trị bệnh nên bà Phấn được tại ngoại…

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG