Thursday, March 28, 2024

Người dân Châu Á “kiệt quệ” vì hệ quả của chiến sự Nga – Ukraine

Chuỗi cung ứng lương thực toàn cầu bị tắc nghẽn, xung đột giữa Nga và Ukraine diễn ra, khiến an ninh lương thực khu vực Châu Á vốn đã bất ổn nay lại càng tệ hại hơn. Để làm rõ nhận định này, Nikkei Asia Review đã có bài viết phân tích cho thấy hệ quả nặng nề của nó đến toàn Châu Á như thế nào.

Hình ảnh xếp hàng phát lương thực tại Ấn Độ

Cuộc khủng hoảng lương thực tiềm ẩn do chiến sự tại Ukraine

Theo Nikkei, ở cấp độ toàn cầu, Tổ chức Nông lương Liên Hợp quốc – FAO đã cảnh báo về một cuộc khủng hoảng lương thực tiềm ẩn do cuộc chiến ở Ukraine gây ra. Theo đó, châu Á sẽ là một trong những khu vực dễ bị tổn thương nhất. Cần lưu ý là 67% số người đói trên thế giới sống ở châu Á.

Báo cáo Chính sách Lương thực Toàn cầu năm 2021 của Viện Nghiên cứu Chính sách Lương thực Quốc tế cho các dự báo về Nam Á sau đại dịch đã đưa ra cảnh báo rất đáng báo động, rằng trong năm 2022, tỷ lệ thất nghiệp dự kiến sẽ tăng lên đến 28% và dự báo tăng trưởng GDP điều chỉnh giảm xuống còn 14%.

Trong khi, Nga và Ukraine đều là những nhà xuất khẩu ngô, lúa mì và dầu hướng dương lớn nhất trên thế giới cho Trung Quốc, Hàn Quốc và Ấn Độ. Đồng thời hai nước này cũng cung cấp một khối lượng lớn yến mạch và các loại ngũ cốc cho Indonesia, Thái Lan, Philippines và Myanmar.

Thiếu lúa mì khiến nhiều quốc gia lao đao

Châu Á “kiệt quệ” vì thiếu lương thực 

Từ lâu, thực phẩm đã chiếm một phần lớn trong quỹ tiêu dùng của người dân ở nhiều nền kinh tế thuộc khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Các chuyên gia kinh tế cho rằng, nguồn cung nguyên liệu lớn từ hai quốc gia này bị giảm sẽ làm đảo lộn thêm chuỗi cung ứng thực phẩm khắp khu vực châu Á. Đồng thời làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất sản xuất các loại thực phẩm dành cho con người. Điều này sẽ dẫn tới lạm phát giá cả tiêu dùng và có nguy cơ ảnh hưởng lớn tới mức chi tiêu của người dân.

Từ tháng 3/2022, giao tranh khốc liệt đã làm tắc nghẽn các khu vực tại Biển Đen – cửa ngõ xuất khẩu bằng tàu biển chính của Ukraine. Điều này cũng đã cắt đứt tuyến vận tải xuất khẩu chủ lực sang châu Á.

Theo tổ chức phân tích S&P Global Commodity Insights cho hay, ít nhất 8 lô hàng vận chuyển ngô chủ yếu làm thức ăn cho gia súc di chuyển từ Biển Đen giao cho các nhà nhập khẩu châu Á đã phải hủy chuyến kể từ đầu tuần. Tình hình này khiến một số công ty tại Châu Á đã phải tìm kiếm nguồn hàng thay thế từ các quốc gia khác.

Cũng theo S&P, giá bán ngô đã tăng 17% kể từ khi chiến sự ở Ukraine bùng nổ. Người mua và người bán ở châu Á đang tranh giành nguồn cung ngô và lúa mì, bởi nguồn cung từ Biển Đen đã bị cắt đứt. Những người mua đã sẵn sàng trả giá cao hơn gấp 3 – 4 lần giá thông thường để mua đủ trong 3 – 4 tháng tới cho khu vực Bắc Á.

Cuộc xung đột Nga – Ukraine đang làm cho giá lương thực tăng cao trên toàn cầu.

Đối với Ấn Độ – nước tiêu thụ dầu thực vật lớn nhất thế giới thì đã phải tìm đến dầu cọ sau khi nguồn cung dầu hướng dương từ Ukraine bị cắt. Trong bối cảnh này, các nhà xuất khẩu dầu cọ như Indonesia và Malaysia cũng đều phải thắt chặt xuất khẩu để bảo vệ nguồn cung trong nước. Chính phủ Indonesia đã đưa ra yêu cầu buộc các đối tác nước ngoài chỉ được phép mua dầu cọ từ những doanh nghiệp trong nước đã đáp ứng được 20% nguồn cung nội địa

Chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga đã gây trở ngại trong việc giải quyết các thách thức chính đối với an ninh lương thực và để lại hậu quả nghiêm trọng trên khắp khu vực Châu Á. Không chỉ vậy, lạm phát gia tăng, đẩy giá lương thực tăng cao còn gây ảnh hưởng đến khả năng mua sắm của các hộ gia đình.

Điều này làm dấy lên lo ngại về tình trạng an ninh lương thực tại Châu Á. Theo Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), sản xuất lương thực nội địa của Indonesia không đủ cung ứng cho dân số ngày càng tăng, trong khi nhập khẩu lương thực lại giảm do ảnh hưởng của đại dịch.

Cuộc xung đột đang diễn ra giữa Nga và Ukraine đã mang đến một “cơn cuồng phong” cho thị trường lương thực quốc tế.

Căng thẳng giữa Nga-Ukraine đã làm gián đoạn sản xuất và phân phối trong nước, dẫn đến thiếu hụt các mặt hàng chủ lực, như: gạo, trứng và đường. Tại Thái Lan, hạn hán vào năm 2020 đã làm giảm sản lượng đường, khiến dây chuyền sản xuất bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Chiến sự tại Ukraine nổ ra càng làm giảm nhu cầu nhập khẩu đường, kéo theo kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của Thái Lan giảm 19% vào năm 2022.

Cùng với COVID-19, chính biến Nga – Ukraine không khác gì đổ thêm dầu vào lửa, khiến giá lúa mì, ngô và gạo chiếm 40% lượng calo tiêu thụ trên toàn cầu tăng vọt. Sự leo thang về giá không chỉ thiệt hại về kinh tế mà còn ảnh hưởng đến dinh dưỡng và gây ra một cuộc khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng.

Bây giờ đã là mùa hè, là mùa gieo hạt ở Ukraine và đất nước đang chịu các cuộc tấn công trên không và trên mặt đất, nông dân sẽ không thể gieo hạt. Theo cố vấn kinh tế của Tổng thống Ukraine, một cuộc chiến ngày càng trầm trọng sẽ khiến các sản phẩm nông nghiệp chính thống như hạt cải dầu, ngô và lúa mì giảm 10-50%.

Thiếu hụt lương thực khiến Châu Á lao đao

Lạm phát gia tăng 

Trên toàn cầu, lạm phát không có dấu hiệu giảm trong khi đó giá dầu lại đang tăng nhanh. Nó kéo theo việc tăng giá vận chuyển, tăng giá đối với tất cả các mặt hàng, kể cả lương thực, thực phẩm. Các thị trường mới nổi và các nền kinh tế đang phát triển của Nam Á và châu Á nhập khẩu chính qua Biển Đen sẽ dễ bị tổn thương nhiều hơn.

Do đó, giới chuyên gia cho rằng khi đại dịch tạm thời được kìm chân, cuộc sống trở về trạng thái bình thường mới, thì các nước trong khu vực cần áp dụng mô hình an ninh lương thực phù hợp để thích ứng với sự gián đoạn cả bên trong và bên ngoài.

Để đảm bảo an ninh lương thực, các quốc gia Châu Á cần tăng cường giáo dục văn hóa cho người dân, đa dạng hóa cây trồng, đối phó tốt với biến đổi khí hậu. Đồng thời cần có những biện pháp quản lý nguồn nước hiệu quả, quản lý dinh dưỡng tổng hợp, cải tiến giống, tăng cường việc áp dụng công nghệ, nhận thức đầy đủ về mức gia tăng dân số. Bên cạnh đó, các nước cũng cần tạo điều kiện để nông dân tăng năng suất, bảo vệ nguồn lao động nhập cư và đảm bảo tính bền vững của lương thực.

Lan Hoa (Theo Nikkei Asia Review)

Theo: Cánh cò

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG