Friday, March 29, 2024

Đừng lôi “nghĩa tử là nghĩa tận” để chống phá công cuộc chống dịch

Từ khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát mạnh tại Việt Nam đến nay, các đối tượng xấu liên tục lợi dụng điều này để tiến hành chống phá. Chúng khoét sâu nỗi đau của những người bị mất người thân bởi dịch bệnh, tạo cớ tấn công công tác phòng, chống dịch của chính quyền.

Đừng lôi “nghĩa tử là nghĩa tận” để chống phá công cuộc chống dịch
Bàn giao tro cốt cho thân nhân người tử vong vì Covid-19

Làn sóng Covid-19 lần thứ tư đã làm đảo lộn cuộc sống của người dân Việt Nam. Mặc dù toàn thể nhân dân và hệ thống chính quyền các cấp đã triển khai mạnh mẽ các giải pháp phòng, chống dịch nhưng hậu quả để lại vẫn vô cùng lớn. Đến thời điểm hiện tại, cả nước ghi nhận 1.323.683. Trong đó, có 26.483 nạn nhân xấu số bị tử vong. Lợi dụng những đau thương, mất mát này, nhiều đối tượng xấu đã tung ra các luận điệu sai trái, tạo cớ để công kích chính quyền, xuyên tạc rằng việc xử lý thi hài nạn nhân Covid-19 không phù hợp. Chúng rêu rao: “Việc hoả táng khiến nạn nhân mất xác”, “việc xử lý thi hài nạn nhân gây nên sự đau thương mới cho người còn sống”, “phải chung chi để được ưu tiên lấy cốt về trước”

Với người Việt Nam, nghĩa tử là nghĩa tận. Hành động lợi dụng cái chết của người khác để tạo cớ xuyên tạc tình hình, chống phá chính quyền là không thể chấp nhận được.

Đừng lôi “nghĩa tử là nghĩa tận” để chống phá công cuộc chống dịch

Liên quan đến việc xử lý thi hài nạn nhân mắc Covid-19, Bộ Y tế đã có văn bản hướng dẫn cụ thể, chi tiết. Theo Công văn số 495/BYT-MT, nguyên tắc chung là thi hài nhiễm bệnh phải được hỏa táng, chỉ mai táng trong trường hợp không thực hiện được việc hỏa táng. Đồng thời, việc hoả táng thi hài nạn nhân mắc Covid-19 sẽ do ngân sách nhà nước chi trả toàn bộ. Mặt khác, ngay khi nạn nhân tử vong, bệnh viện sẽ thông báo cho người nhà bệnh nhân biết. Đồng thời thông báo quy trình, địa điểm thực hiện hỏa táng để họ đến nhận tro cốt. Vì vậy, những luận điệu xuyên tạc cho rằng khi hoả táng sẽ dẫn đến “mất xác” là vô căn cứ, sai sự thật.

Covid-19 được xác định là bệnh truyền nhiễm nhóm A. Việc hoả táng là phù hợp với yêu cầu phòng, chống dịch cũng như tình hình thực tiễn. Thực tế, không chỉ riêng Việt Nam mà nhiều quốc gia khác trên thế giới cũng chọn phương án hoả táng. Chúng ta đã thấy những đốm lửa rực đỏ ở Ấn Độ trong đợt cao trào bùng phát dịch ở nước này.

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh virus SARS-CoV-2 có thể tồn tại rất lâu trong môi trường. Cụ thể, các nhà nghiên cứu tại Cơ quan Khoa học Quốc gia Australia (CSIRO) đã chỉ ra rằng ở nhiệt độ 20 độ C, virus SARS-CoV-2 vẫn có khả năng lây nhiễm trong vòng 28 ngày trên các bề mặt nhẵn như tiền polyme, màn hình điện thoại di động. Trong khi đó, theo các nhà khoa học từ Đại học Y khoa Kyoto, virus có thể tồn tại trên mẫu da người trong 9h, thậm chí lên đến 11h nếu có thêm các phân tử virus bắn ra khi ho, hắt hơi. Như vậy, mặc dù đã chết nhưng trên thi hài người bệnh và các đồ vật xung quanh vẫn tồn tại mầm mống dịch bệnh. Nếu thờ ơ, lơ là trong việc xử lý thi hài nạn nhân thì rất có thể dịch bệnh sẽ lây lan, gây khó khăn cho công tác phòng, chống dịch.

Thời gian vừa qua, số nạn nhân tử vong do Covid-19 tăng cao, diễn ra trong một thời gian ngắn. Vì vậy, nếu lựa chọn việc an táng bằng hình thức chôn cất sẽ tiềm ẩn nhiều vấn đề về môi trường. Và dĩ nhiên, chi phí an táng sẽ tăng cao, gây khó khăn cho gia đình nạn nhân.

Mặt khác, khi dịch bệnh diễn ra, cả xã hội phải căng mình phòng, chống dịch. Nếu chọn phương án chôn cất thi hài nạn nhân thì sẽ phát sinh hàng loạt vấn đề như ai là người tham gia mai táng? Thời gian, địa điểm tiến hành mai táng? Trình tự, thủ tục tiến hành mai táng? Ở Việt Nam, thủ tục an táng người quá cố theo hình thức chôn cất không hề đơn giản, cần có một số lượng nhân lực và nguồn lực nhất định. Khi đó, chắc chắn sẽ diễn ra tụ tập đông người, làm tăng nguy cơ lây lan dịch bệnh.

Trong bối cảnh dịch bệnh, cuộc sống của mọi người đã bị đảo lộn. Chúng ta dần bước vào trạng thái “bình thường mới” nhưng không có nghĩa mọi thứ sẽ quay trở lại trạng thái bình thường. Chúng ta đau đớn, xót thương cho người quá cố nhưng không phải vì vậy mà chúng ta thờ ơ, lơ là với những người đang sống. Hơn bao giờ hết, chúng ta phải chấp nhận những khó khăn nhất định để giữ an toàn cho những người đang sống. Chắc chắn, không một nạn nhân nào hi vọng người thân của mình bị mắc dịch chỉ vì tổ chức lễ tang cho mình.

Bảo An

Theo: Hội Cờ đỏ

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG