Friday, March 29, 2024

Có thứ “dân chủ” nào lại đi cổ súy cho hành vi chống người thi hành công vụ?

Báo cáo của Chính phủ mới đây cho thấy tội phạm chống người thi hành công vụ đang gia tăng với tính chất phức tạp. Đây là một thực trạng cần các giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn nhưng các “chuyên gia” của đài phản động RFA lại quay ra đổ lỗi cho lực lượng thi hành công vụ.

Có thứ “dân chủ” nào lại đi cổ súy cho hành vi chống người thi hành công vụ?

Trong báo cáo tóm tắt của Chính phủ về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật năm 2021 có các số liệu đáng lo ngại về tội phạm chống người thi hành công vụ. Trong đó, chống lực lượng thực hiện công tác phòng, chống dịch Covid-19 chiếm gần 23%; số vụ chống lại lực lượng công an chiếm gần 70%, làm 9 người hy sinh, 204 người bị thương. Theo nhận định của Chính phủ, điều này phản ánh sự coi thường pháp luật của một bộ phận người dân, nhất là trong thời điểm giãn cách xã hội. Với quan điểm chống phá, các “chuyên gia” của RFA đưa ra lý giải là do lực lượng thi hành công vụ “lạm quyền”.

Tất cả công dân sống trong xã hội đều có quyền và nghĩa vụ như nhau, trong đó có nghĩa vụ tuân thủ luật pháp, và phải chấp hành các chỉ thị của lực lượng hành pháp, hay còn gọi là thi hành công vụ. Hành vi chống người thi hành công vụ xảy ra phổ biến ở mọi nơi trên thế giới xuất phát từ mâu thuẫn cơ bản giữa người xử lý và người bị xử lý, do nhiều nguyên nhân khác nhau. Ví dụ như tại Việt Nam trong lĩnh vực giao thông, khi nâng mức xử phạt hành chính theo Nghị định 100, có nhiều đối tượng vì sợ bị phạt tiền nên chống đối, cản trở việc thi hành công vụ để bỏ chạy, trốn tránh việc xử lý của pháp luật. Hay trong thời kỳ dịch bệnh Covid-19 hoành hành, nhiều chỉ thị đặc biệt được ban hành nhằm ngăn chặn nguồn lây nhiễm như giãn cách xã hội, hạn chế đi lại, có những đối tượng do mức độ nhận thức và trạng thái tâm lý không tốt dẫn đến có những bức xúc, chống trả.

Đại tá Đỗ Thanh Bình, Phó Cục trưởng Cục cảnh sát giao thông, Bộ Công an đề xuất Chính phủ sớm ban hành nghị định về các giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn tình trạng chống người thi hành công vụ và cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt trong công tác, bảo đảm trật tự an toàn giao thông. Trong đó, có việc tăng thẩm quyền cho người thi hành công vụ, được sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ để bảo vệ mình trong những tình huống cụ thể được pháp luật quy định. Theo ông Đỗ Thanh Bình, trong tình huống xảy ra hành vi chống người thi hành công vụ, ở các nước đều cho phép lực lượng thực thi công vụ có quyền sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ để ngăn chặn kịp thời. Điều này chưa rõ trong quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay.

Hiện nay, cảnh sát Mỹ được coi là lực lượng mạnh tay nhất thế giới trong việc xử lý các đối tượng chống đối người thi hành công vụ. Họ sử dụng súng và thống kê cho biết tỷ lệ các vụ nổ súng gây tử vong của cảnh sát Mỹ cao gấp 18 lần so với cảnh sát Đan Mạch và 100 lần so với cảnh sát Phần Lan. Tòa án tối cao Mỹ đã cho phép hành vi dùng vũ lực có thể dẫn đến chết người từ năm 1989, trong điều kiện cảnh sát cảm nhận được mối nguy hiểm sắp xảy ra một cách “hợp lý”. Có 38 tiểu bang quy định việc dùng vũ lực gây chết người. Cảnh sát Mỹ khi tuần tra luôn mang theo súng và được phép khai hỏa trong rất nhiều trường hợp khi nghi phạm có dấu hiệu bất tuân mệnh lệnh hoặc chống đối.

Khác với Mỹ, cảnh sát ở Na Uy, New Zealand, Anh, Ireland và một số quốc gia khác khi thực hiện nhiệm vụ hàng ngày thường không mang theo súng. Tuy nhiên, khi tình hình trật tự trị an trở nên phức tạp hơn thì nhiều nước cũng phải điều chỉnh tăng thêm chế tài cho lực lượng thực thi công vụ. Sau các vụ khủng bố xảy ra trong những năm gần đây, nhiều quốc gia như Anh, New Zealand hay Na Uy phải xem xét lại quy định dùng súng. Ví dụ sau vụ xả súng khiến 51 người thiệt mạng tại hai nhà thờ ở Christchurch hồi tháng 3/2019, New Zealand đã bỏ một phần quy định chỉ sĩ quan nhiều kinh nghiệm mới được mang súng. Quốc gia này đã thử nghiệm cho một nhóm sĩ quan mang súng thường xuyên trong 6 tháng và đang đánh giá kết quả. Na Uy cũng đối mặt với lựa chọn tương tự sau vụ tay súng Anders Behring Breivik giết chết 77 người hồi năm 2011. Tới năm 2014, sĩ quan cảnh sát nước này bắt đầu mang súng thường xuyên hơn do lo ngại bị tấn công.

So với các nước trên, có thể thấy lực lượng thực thi công vụ ở Việt Nam vẫn còn quá “hiền” và quá thiếu các công cụ để hỗ trợ. Mâu thuẫn giữa người bị xử lý và người xử lý sẽ không bao giờ chấm dứt và chắc chắn sẽ ngày càng tăng theo sự phát triển của xã hội. Tại Việt Nam đã có nhiều vụ việc phức tạp, ví dụ lái xe vi phạm khi giao thông trên đường đã tông thẳng vào lực lượng công an hòng tẩu thoát. Nhiều vụ công an bị các đối tượng có vũ khí hành hung. Qua các vụ việc cho thấy, hành vi chống người thi hành công vụ xuất phát từ thái độ coi thường pháp luật, coi thường lực lượng làm nhiệm vụ, và đây là một hành vi nghiêm trọng ảnh hưởng đến trật tự trị an của xã hội. Thế nhưng RFA lại cổ súy cho những hành vi này, cho rằng người vi phạm chỉ đơn giản là phản kháng lại khi thấy “quyền con người bị xâm phạm” hay các lực lượng chức năng lạm quyền.

Pháp luật là phải thượng tôn, và có thể thấy gì qua hành vi “cổ vũ” vi phạm pháp luật của RFA? Rõ ràng họ ưa thích mọi thứ chống lại chính quyền, và cổ súy cho mọi hành vi phá hoại, chẳng qua là để nhắm tới việc kích động chống phá, dẫn tới bạo loạn lật đổ mà thôi.

An Diễm

Theo: Hội Cờ đỏ

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG