Friday, March 29, 2024

Chức vụ của các Ủy viên Bộ Chính trị sau khi Đảng phân công, Quốc hội kiện toàn

Sau Đại hội XIII của Đảng, Bộ Chính trị đã phân công công tác cho các thành viên cùng với đó Quốc hội tiến hành kiện toàn nhân sự cấp cao của Nhà nước. Dân Việt giới thiệu chức vụ của các Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư sau khi công tác nhân sự được kiện toàn.

Mới đây Bộ Chính trị đã họp và phân công 4 Ủy viên Bộ Chính trị là bà Trương Thị Mai, ông Phan Đình Trạc, ông Trần Cẩm Tú và ông Nguyễn Hòa Bình tham gia Ban Bí thư khóa XIII. Đây là khóa thứ hai 4 vị Ủy viên Bộ Chính trị nêu trên tham gia Ban Bí thư.

Sau Đại hội XIII của Đảng, đầu tháng 2/2021, Bộ Chính trị phân công ông Võ Văn Thưởng giữ chức Thường trực Ban Bí thư; tại Đại hội XIII của Đảng, Ban Chấp hành Trung ương đã bầu ra 5 Ủy viên Ban Bí thư gồm: ông Lê Minh Hưng, Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa, ông Đỗ Văn Chiến, bà Bùi Thị Minh Hòa và ông Lê Minh Khái.

Chức vụ của các Ủy viên Bộ Chính trị sau khi Đảng phân công, Quốc hội kiện toàn
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và các Ủy viên Bộ Chính trị (ảnh TTXVN).

Như vậy tính đến nay Ban Bí thư có 11 người, đứng đầu là Tổng Bí thư, tiếp đến là Thường trực Ban Bí thư và 9 Ủy viên nêu trên.

Khi Quốc hội kiện toàn nhân sự, có 2 Ủy viên Bộ Chính trị được giảm trọng trách công tác, đó là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được miễn nhiệm chức Chủ tịch nước; Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Bình Minh được miễn nhiệm chức Bộ trưởng Bộ Ngoại giao.

Trong 18 Ủy viên Bộ Chính trị, có 9 Ủy viên Bộ Chính trị đảm nhiệm trọng trách mới: Ủy viên Bộ Chính trị Nguyễn Xuân Phúc giữ chức Chủ tịch nước (trước đó ông giữ chức Thủ tướng Chính phủ; Ủy viên Bộ Chính trị Phạm Minh Chính giữ chức Thủ tướng Chính phủ (trước đó ông giữ chức Trưởng Ban Tổ chức Trung ương); Ủy viên Bộ Chính trị Vương Đình Huệ giữ chức Chủ tịch Quốc hội (trước đó ông là Bí thư Thành ủy Hà Nội); Ủy viên Bộ Chính trị Võ Văn Thưởng giữ chức Thường trực Ban Bí thư (trước đó ông là Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương).

Ủy viên Bộ Chính trị Trương Thị Mai giữ chức Trưởng Ban Tổ chức Trung ương (trước đó bà giữ chức Trưởng Ban Dân vận Trung ương); Ủy viên Bộ Chính trị, Thượng tướng Phan Văn Giang giữ chức Bộ trưởng Bộ Quốc phòng (trước đó ông giữ chức Tổng tham mưu trưởng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng); Ủy viên Bộ Chính trị Trần Thanh Mẫn giữ chức Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội (trước đó ông là Bí thư Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam); Ủy viên Bộ Chính trị Trần Tuấn Anh giữ chức Trưởng Ban Kinh tế Trung ương (trước đó ông là Bộ trưởng Bộ Công Thương); Ủy viên Bộ Chính trị Đinh Tiến Dũng giữ chức Bí thư Thành ủy Hà Nội (trước đó ông là Bộ trưởng Bộ Tài chính).

Có 7 Ủy viên Bộ Chính trị vẫn đảm nhiệm chức vụ công tác như thời gian trước, đó là: ông Nguyễn Văn Nên, Bí thư Thành ủy TP.HCM (chức vụ này ông được bầu tại Đại hội Đảng bộ TP.HCM hồi tháng 10/2020); Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an (chức vụ này ông được Quốc hội khóa XIV phê chuẩn việc bổ nhiệm từ năm 2016); ông Phan Đình Trạc, Trưởng Ban Nội chính Trung ương (chức vụ này ông được Bộ Chính trị phân công từ tháng 2/2016);

Ông Trần Cẩm Tú, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương (chức vụ này ông đã đảm nhiệm từ tháng 5/2018 và tái cử tháng 1/2021); ông Nguyễn Xuân Thắng, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (ông giữ chức vụ này từ tháng 4/2016), Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương (ông được phân công từ tháng 3/2018); Đại tướng Lương Cường, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam (chức vụ này ông được phân công từ tháng 4/2016).

Trong số 5 Ủy viên Ban Bí thư do Trung ương bầu, có 4 người đã đảm nhiệm chức vụ mới so với thời gian trước, cụ thể: Ông Nguyễn Trọng Nghĩa làm Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương (trước đó là ông Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam); ông Đỗ Văn Chiến giữ chức Bí thư Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (trước đó ông giữ chức Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc); bà Bùi Thị Minh Hoài giữ chức Trưởng Ban Dân vận Trung ương (nhiệm kỳ Đại hội XII, bà giữ chức Phó Chủ nhiệm thường trực Ủy ban Kiểm tra Trung ương); ông Lê Minh Khái, Phó Thủ tướng (trước đó ông giữ chức Tổng Thanh tra Chính phủ).

CT

Theo: Cánh cò

Related Articles

1 COMMENT

  1. Như vậy, hầu hết các Ủy viên Bộ Chính trị khóa XIII đã cơ bản đảm nhiệm các chức danh chủ chốt, có những nhân sự đã được phê duyệt từ rất lâu rồi, có những nhân sự mới được bổ nhiệm. Nhìn chung accs chwusc danh chủ chốt đều là những người ưu tú được Đảng, Nhà nước và nhân dân tin tưởng gửi gắm niềm tin yêu, và hy vọng trong nhiệm kỳ mới các mục tiêu được đặt ra sau Đại hội sẽ đạt được mục tiêu, thần có thiêng thì nhờ bộ hạ, hy vọng đất nước sẽ phát triển

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG