Thursday, March 28, 2024

Chiêu trò lợi dụng bất ổn ở Myanmar để kích động thanh niên Việt Nam ‘gây bất ổn xã hội’

Lợi dụng tình hình bất ổn ở Myanmar, các nhà ‘dân chủ’ đang tích cực một mặt vừa đưa tin diễn biến tình hình nhưng mặt khác kích động giới trẻ Việt Nam ‘hưởng ứng’ theo các hoạt động có tính chất gây rối ở Việt Nam.

Trong thời gian vừa qua tâm điểm của tình hình thế giới đang hướng về điểm nóng ở đất nước Myanmar nơi xảy ra đảo chính về chính quyền, bất ổn về chính trị kéo với những cuộc biểu tình biểu tình của các tầng lớp xã hội, đụng độ của các phe nhóm đã làm cho tình hình đất nước trở nên hỗn loạn và chưa có dấu hiệu dừng lại.

Lợi dụng vấn đề này, thời gian gân đây nhóm những nhà hoạt động đấu tranh dân chủ như Võ Hồng Ly, Nguyễn Thúy Hạnh, Nguyễn Lân Thắng, Nguyễn Văn Đài;… tập trung vào đối tượng là thanh-thiếu niên Việt Nam để kích động thông qua những diễn biến, hình ảnh về những người biểu tình trẻ ở Myanmar và những tên tội phạm phản bội Tổ quốc ở Việt Nam.

Chiêu trò lợi dụng bất ổn ở Myanmar để kích động thanh niên Việt Nam ‘gây bất ổn xã hội'

Trên các trang mạng xã hội những nhà hoạt động đấu tranh dân chủ tăng tần suất đưa tin về diễn biến tình hình Myanmar kèm theo đó là những bình luận có tính chất cổ vũ, cổ súy cho hành vi biểu tình ở Việt Nam. Đặc biệt, gắn liền với những hình ảnh thanh-thiếu niên Myanmar tham gia biểu tình bị bắt giữ, bị trúng đạn,… là hình ảnh những tên phạm tội phản bội Tổ quốc như Trần Phi Long (21 tuổi, quê Đồng Nai), Nguyen Michael Phuong Minh, Huỳnh Thanh Bình,… cùng với những khẩu hiệu có tính chất ‘hiệu triệu’ thanh-thiếu niên Việt Nam như: “NGƯỜI TRẺ VIỆT NAM KHÔNG THUA MYANMAR”; “ Noi gương Myanmar, Tuổi trẻ VN quyết không chịu song dưới chế độ đọc tài CSVN”.

Chiêu trò ‘kích động’ là một trong những phương thức mà những kẻ mang danh đấu tranh dân chủ lâu nay vẫn làm và đã từng tạo ra những vụ gây rối có tính chất bạo động như vụ ‘Dàn khoan Hải Dương 981năm 2014’, vụ Formosa năm 2016 và mới đây nhất là vụ biểu tình ở Bình Thuận, Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh phản đối dự án Luật đặc khu năm 2018;… đã cho thấy tính chất mức độ nguy hiểm của thủ đoạn kích động này. Đơn giản chỉ bằng việc đưa tin cùng những lời lẽ kích động nhưng ít ai ngờ được rằng nó lại tạo ra một hiệu ứng rất mạnh mẽ và đã từng tạo nên những cuộc biểu tình gây rối an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội như các vụ đã kể trên. Do đó, lần này các đối tượng chống phá đã lợi dụng triệt để các hình ảnh từ Myanmar để gắn chúng với xã hội Việt Nam và phong trào của các tầng lớp, bộ phận để hướng lái kích động. Thủ đoạn nham hiểm của chúng là hướng đến các đối tượng từ nhà sư (người theo tôn giáo), giới nghệ sĩ, y bác sĩ, tri thức,… đến những người nông dân thuần khiết để xây dựng hình ảnh, thông tin và bài viết có tính chất kích động.

Việc đưa tin và sử dụng ngôn từ có chủ đích của các đối tượng hoạt động đấu tranh dân chủ tưởng chừng như đơn giản nhưng sao đã từng tạo ra hiệu ứng ‘lan tỏa’ mạnh đến như vậy ? Điều này, cho thấy phương thức chúng thực hiện khá tinh vi, xảo quyệt, biết đánh trúng vào tâm lý đối tượng họ muốn kích động. Một trong số các phương thức phổ biến đó chính là vừa đưa tin vừa lồng ghép với những thông tin sai sự thật về tình hình chính trị, kinh tế, an sinh xã hội ở Việt Nam theo phương châm ‘mưa dầm thấm lâu’ hòng tác động trực tiếp đến diễn biến tâm lý của người dân Việt Nam, trong đó có thanh-thiếu niên với mục đích hướng họ đi từ trạng thái tâm lý bình thường đến tâm lý thù hận chế độ, thù hận xã hội, thù hận chính quyền, thù hận tất cả những gì liên quan đến những vụ việc tiêu cực xảy ra ở Việt Nam. Trong khi đó, một bộ phận thanh-thiếu niên chưa nhận thức đúng đắn, thiếu hiểu biết, thậm chí hư hỏng dễ bị kích động tâm lý dẫn đến có những hành động ‘bột phát’ trong ứng xử và hành động.

Mặt khác, các đối tượng này sử dụng một hệ thống những nhà hoạt động mang danh đấu tranh dân chủ tạo hiệu ứng thông qua hành vi chia sẻ, bình luận, like dày đặc trên mạng xã hội để vừa phủ kín thông tin vừa tạo ‘uy tín giả’, ‘niềm tin giả’ đối với những thông tin họ đưa ra. Nhiều người chỉ vì thấy số đông bình luận có tính chất thù hận nên cũng tham gia chia sẻ, bình luận a dua với những ngôn từ thù ghét, hận thù. Vô hình chung đã tạo đà cổ vũ, cổ súy cho những thông tin này phát tán xa hơn, sâu hơn trên không gian mạng.

Hiện nay, chúng hướng đến đối tượng thanh-thiếu niên nhưng cũng được phân loại rất rõ ràng về đối tượng như học sinh, sinh viên và công nhân lao động ở các nhà máy, công ty. Những người này được coi là dễ kích động tâm lý, hành vi và khi đã kích động được thì dễ tạo ra số đông, có tính chất đồng loạt.

Với âm mưu thực hiện cuộc cách mạng mùa xuân, cách mạng đường phố,… chúng đã và đang âm thầm tiến hành đồng loạt nhiều thủ đoạn khác nhau, trong đó có thủ đoạn kích động biểu tình bạo loạn, biểu tính chống phá mà ban đầu là phong trào ‘bất tuân dân sự’, ‘tọa kháng’,… Đây cũng là cách mà chúng thực hiện theo mưu đồ ‘làm gia tăng số lượng người hận thù chính quyền’ vì hành vi vi phạm pháp luật bị xử lý. Bởi, chính người bị kích động tâm lý dễ thực hiện hành vi gây rối và hành vi này sẽ bị xử lý theo pháp luật. Theo đó, đòi hỏi mỗi cấp, mỗi ngành và mỗi người cần phải thực sự nêu cao tinh thần cảnh giác, chủ động phòng, chống sự tác động xấu vào tâm lý của cán bộ, công chức, học sinh, sinh viên, công nhân, người lao động,… Không để bất kỳ ai, nhất là tầng lớp thanh-thiếu niên bị động ‘rơi’ vào trạng thái tâm lý bị kích động có tính chất thù hận tiếp tay cho những kẻ chống phá cuộc sống của chính mình.

Hồng Khanh

Nguồn: Đấu trường Dân chủ

Theo: Hội Cờ đỏ

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG