Thursday, March 28, 2024

WHO bị chỉ trích dữ dội khi “bênh vực” Trung Quốc về nguồn gốc đại dịch

Đầu mùa đông này, gần 30 nhà khoa học trực thuộc Tổ chức Y tế Thế giới WHO và chính phủ Trung Quốc đã tập trung tại Vũ Hán để thực hiện một nghiên cứu tìm ra nguồn gốc virus gây đại dịch Covid-19.

6 tuần sau khi kết thúc nghiên cứu, trong tuần qua, nhóm này đã đưa ra một phân tích dài 123 trang với phần bổ sung dài gần 200 trang, trong đó phân tích 4 tình huống xảy ra và đề xuất các bước nghiên cứu tiếp theo sâu hơn nữa để tìm ra nguồn gốc dịch bệnh.

Trong đó, có một tuyên bố được nhấn mạnh trong kết quả nghiên cứu rằng sự cố rò rỉ từ phòng thí nghiệm “khó có thể giải thích được” việc virus lây sang người, đồng nghĩa với việc khó có khả năng phòng thí nghiệm Vũ Hán là nguồn gốc xuất phát của virus. Những phát biểu tương tự từng được tuyên bố bởi ông Peter Ben Embarek, một thành viên của nhóm nghiên cứu WHO tại cuộc họp báo một ngày trước khi nhóm này rời Trung Quốc hồi giữa tháng 2.

WHO bị chỉ trích dữ dội khi “bênh vực” Trung Quốc về nguồn gốc đại dịch
WHO bị chỉ trích dữ dội sau báo cáo “bênh vực” Trung Quốc về nguồn gốc đại dịch

Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cũng thừa nhận: “Chúng tôi vẫn chưa tìm ra nguồn gốc xuất hiện virus. Chúng tôi phải tiếp tục theo dõi bằng các phương pháp khoa học… Việc tìm kiếm nguồn gốc virus cần nhiều thời gian, chúng tôi có trách nhiệm tìm ra điều đó để nhân loại cùng nhau chống lại đại dịch, tránh sự bùng phát dịch bệnh trong tương lai”.

Ngay sau đó, báo cáo của WHO đã vấp phải làn sóng chỉ trích từ hàng chục quốc gia trên thế giới bao gồm Mỹ, Anh và Nhật Bản.

John Mackenzie, một nhà virus học người Úc, người dẫn đầu một phái đoàn do WHO triệu tập tại Trung Quốc năm 2003 để nghiên cứu nguồn gốc dịch SARS, nhận định rằng có yếu tố chính trị trong kết luận của WHO. Mackenzie, giáo sư danh dự tại Đại học Curtain ở Perth, người từng công tác trong Ủy ban khẩn cấp Covid-19 của WHO cũng cho hay ông thấy lạ khi Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cố gắng hạ thấp giả thuyết virus xuất hiện từ một phòng thí nghiệm ở Vũ Hán.

Không có gì bất ngờ khi các quốc gia phản ứng mạnh mẽ như vậy với kết luận của WHO. Từ nhiều tháng trước khi cuộc điều tra diễn ra, Trung Quốc đã có những động thái “ăn miếng trả miếng” với Úc khi nước này kêu gọi một nỗ lực quốc tế điều tra nguồn gốc đại dịch ở Vũ Hán.

Các chuyên gia từ WHO đến Trung Quốc nghiên cứu nguồn gốc đại dịch, thay vì tiến hành phân tích độc lập, lại được tiếp xúc với các báo cáo từ những nhà nghiên cứu địa phương. Nhóm này cũng không có quyền truy cập vào phòng thí nghiệm Vũ Hán và những tài liệu liên quan, mặc dù phòng thí nghiệm này đã trở thành trung tâm của cuộc tranh cãi toàn cầu về nguồn gốc đại dịch. Thay vào đó, nhóm được cung cấp các thông số do chính phủ Trung Quốc và WHO công bố từ nửa năm trước khi cuộc điều tra bắt đầu.

Bản thân báo cáo của WHO cũng được cho là đã trì hoãn trong nhiều tuần trước khi chính thức công bố vào tuần qua. Trả lời tờ CNN hôm 29/3, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho hay Mỹ có những “quan ngại thực sự về phương pháp và quy trình” thực hiện báo cáo, và rằng chính phủ Trung Quốc “rõ ràng đã hỗ trợ việc viết nên báo cáo này”.

Đó là lý do vì sao chỉ ít ngày sau khi báo cáo được công bố, một nhóm 14 quốc gia bao gồm Mỹ, Úc, Canada, Cộng hòa Séc, Đan Mạch, Estonia, Israel, Nhật Bản, Latvia, Lithuania, Na Uy, Hàn Quốc, Slovenia, Vương quốc Anh đã đưa ra tuyên bố chung cáo buộc báo cáo của WHO về nguồn gốc đại dịch “đã bị trì hoãn trong thời gian dài và thiếu quyền tiếp cận dữ liệu nguyên bản”.

“Trong đợt bùng phát nghiêm trọng của một mầm bệnh không xác định có khả năng làm bùng phát đại dịch; việc đánh giá nguồn gốc mầm bệnh nhanh chóng, độc lập, có cơ sở khoa học và không bị che giấu là vô cùng quan trọng để có sự chuẩn bị tốt hơn cho người dân, các tổ chức y tế công cộng, các ngành công nghiệp cũng như các chính phủ nhằm ứng phó với dịch bệnh hiện tại và ngăn chặn nguy cơ đại dịch trong tương lai” – tuyên bố chung nhấn mạnh.

Tuyên bố cũng đề xuất rằng trong tương lai, WHO cần có một cam kết mới với mọi quốc gia thành viên trong việc cung cấp thông tin và quyền tiếp cận thông tin một cách minh bạch, kịp thời.

Đáp lại sự ngờ vực, Trung Quốc tuyên bố những chỉ trích này là không có trách nhiệm. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh cho biết: “Họ muốn tung tin đồn và thúc đẩy chương trình nghị sự chính trị mờ ám của họ”.

NTTD

Theo: Cánh cò

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG