Thursday, March 28, 2024

Đừng ‘ấu trĩ’ suy luận ‘con quan’ lại ‘làm quan’ để quy chụp về công tác nhân sự của Đảng, Nhà nước

– Mới đây, đối tượng có tên tài khoản Nguyen Kim lại sử dụng chiêu trò cố tình tỏ ra ‘ấu trĩ’ để biện hộ cho quan niệm ‘con vua thì lại làm vua, con sãi ở chùa thì quét lá đa’ đã từng tồn tại trong dân gian để quy chụp về công tác nhân sự của Đảng, Nhà nước trong Đại hội XIII tới đây.

Trên trang facebook có tên tài khoản ‘Nguyen Kim’ sử dụng quan niệm đã từng tồn tại trong dân gian Việt Nam thời phong kiến để quy chụp cho rằng ‘Con quan thì lại làm quan-là tiêu chí để cơ cấu con quan vào cán bộ Trung ương trở lên. Còn nếu bạn là con quan thì chỉ 30- 35 tuổi, bạn đã được bố mẹ bạn, đồng chí của bố mẹ bạn ” bế ” bạn ngồi vào ghế cấp vụ rồi’. Phải chăng, Nguyen Kim không hiểu hay cố tình không hiểu để viện dẫn ‘ca dao tục ngữ’ đã từng tồn tại trong thời phong kiến để gắn vào thời kì quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội ? Mặt khác, thông qua một hiện tượng tiêu cực ‘chạy chức, chạy quyền’ để có thể đổ lỗi cho cả một hệ thống cán bộ, công chức trong bộ máy Nhà nước thì liệu có đúng?

Trước hết về Quan niệm ‘con vua thì lại làm vua’ chỉ tồn tại trong thời kỳ phong kiến Việt Nam và hoàn toàn không còn phù hợp với điều kiện của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thể chế xã hội chủ nghĩa.  Đành rằng, ca dao tục ngữ là kinh nghiệm được cha ông ta đúc kết thông qua quá  trình lao động, sản xuất, sinh hoạt,… nhưng không phải luôn là chuẩn mực và mãi mãi đúng nếu như nó không thích ứng hoặc không phù hợp với điều kiện kinh  tế-xã hội khách quan.

Đừng 'ấu trĩ' suy luận 'con quan' lại 'làm quan' để quy chụp về công tác nhân sự của Đảng, Nhà nước

Đối tươngj Nguyen Kim cố tình sử dụng quan niệm cũ để quy chụp về công tác nhân sự của Đảng, Nhà nước

Việc lựa chọn cán bộ của Đảng, cán bộ, công chức, viên chức của Nhà nước đều tuân thủ theo Điều lệ Đảng (đối với cán bộ của Đảng) và Luật cán bộ, công chức (đối với cán bộ, công chức làm việc trong bộ máy Nhà nước) gắn liền với nó là hệ thống các tiêu chí, tiêu chuẩn mà bất kỳ ai khi hội tụ đủ các điều kiện, tiêu chuẩn đó đềuA có thể bầu, bổ nhiệm hoặc tuyển dụng vào các vị trí phù hợp với các tiêu chuẩn đặt ra. Không có chuyện ‘con quan’ thì được ‘bế lên làm quan’ giống như chuyện ‘bố mẹ giàu thì con cái giàu’ còn ‘bố mẹ nghèo thì mãi con cái cũng nghèo’ hay ‘bố, mẹ là công, hầu, bá, tử, nam tước thì con cái cũng phải tương xứng’ đã từng tồn tại trong chế độ tư bản. Điều này khẳng định rằng, không có chuyện cứ bố mẹ giàu thì con phải giàu, bố mẹ là công tử thì con phải là công tử, bố mẹ là nông dân thì con phải là nông dân,… và điều này đã được thực tiễn chứng minh không chỉ ở xã hội Việt Nam hiện nay mà cả ở xã hội tư bản.

Mặt khác, đối tượng Nguyen Kim muốn nhắc đến một hiện tượng chạy chức, chạy quyền mà mới đây báo chí có nêu ‘mẹ chạy cho con vào chức vụ phó’ để rồi cũng quy chụp đổ lỗi cho tất cả các cán bộ từ Trung ương trở lên đều được ‘mua bằng tiền’. Rõ ràng, tiêu cực trong chạy chức, chạy quyền không phải chỉ xảy ra ở trong xã hội Việt Nam hiện nay mà bất kỳ xã hội nào còn tồn tại bộ máy nhà nước thì đều không thể tránh khỏi vấn nạn ‘tham nhũng’ này. Hành vi ‘chạy chức’ dẫn đến hiện tượng ‘nhận hối lộ, đưa hối lộ’,… là phổ biến ở xã hội Việt Nam hiện nay trong lĩnh vực ‘cân nhắc, bổ nhiệm, bố trí’ cán bộ ? và hiện tượng này ở tư bản không bao giờ xảy ra …? Xin thưa, rằng hoàn toàn ngược lại, chỉ nói đến ngay việc ‘Tổng thống Trump ân xá’ vừa qua đã dấy lên một hiện tượng mà lâu nay vẫn được bao che ‘đó là chạy hàng triệu đô la để được Tổng thống ân xá mỗi khi kết thúc một nhiệm kỳ Tổng thống’. Vậy, đó không phải là tiêu cực trong cán bộ, nhất là với những người giữ vị trí rất cao trong bộ máy hành pháp Trung ương?

Chúng tôi nói như vậy để thấy rằng, Nguyen Kim đừng ‘mượn gió bẻ măng’, ‘đừng lợi dụng hiện tượng để khẳng định bản chất’,… từ đó có những ‘quy chụp vô lối’ về công tác nhân sự của Đảng, Nhà nước mà Hội nghị Trung ương 15 Khóa XII đã thông qua. Chiêu trò này không có gì mới nhưng vẫn được những kẻ chống phá, hận thù dân tộc, cơ hội chính trị, bất mãn sử dụng mỗi khi chuẩn bị nhân sự cho một nhiệm kỳ mới.

Nguyễn Thành

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG