Friday, March 29, 2024

Sau sự cố, Hà Nội tính điều chỉnh giá nước sạch

Sở Tài chính TP Hà Nội được giao chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan nghiên cứu, đề xuất điều chỉnh giá nước sạch.

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Hùng vừa có văn bản gửi các sở: Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và PTNT; UBND các quận, huyện, thị xã; các nhà đầu tư dự án nước sạch chỉ đạo thực hiện Thông báo kết luận của Thường trực HĐND TP về phiên giải trình việc cung cấp nước sạch cho nhân dân trên địa bàn TP.

Theo văn bản này, lãnh đạo Hà Nội giao Sở Tài chính chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan nghiên cứu, đề xuất điều chỉnh giá nước sạch, chính sách hỗ trợ về giá nước sạch cho người dân ở khu vực nông thôn, nhất là các xã xa trung tâm đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế của TP.

Chỉ đạo nghiên cứu đề xuất điều chỉnh giá nước sạch của lãnh đạo UBND TP Hà Nội được đưa ra trong bối cảnh vừa xảy ra sự cố đổ trộm dầu thải làm ô nhiễm nguồn nước sông Đà khiến hàng loạt dân ở Hà Nội bị ảnh hưởng.

Người dân Hà Nội chen nhau chờ lấy nước sạch. Ảnh: TTO

Cũng chính Công ty CP Đầu tư nước sạch sông Đà (Viwasupco) đã để xảy ra 22 lần vỡ đường ống dẫn nước, làm ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân, bị dư luận lên án gay gắt. Thế, nhưng sau tất cả, người dân vẫn cứ phải dùng nước do đơn vị này cung cấp.

Thực tế có thể thấy, khi Viwasupco tạm ngừng cung cấp nước, hàng vạn hộ dân tại các quận Thanh Xuân, Hoàng Mai, Nam Từ Liêm,… đã rơi vào cơn khủng hoảng nước. Sở dĩ có sự khủng hoảng ở đây là vị thế độc quyền cung cấp nước nguồn của Viwasupco.

Theo báo cáo thường niên, Viwasupco là đầu mối cấp nước cho toàn bộ khu vực Tây Nam Hà Nội, gồm 3 quận Thanh Xuân, Hoàng Mai, Hà Đông, một phần quận Cầu Giấy, Đống Đa, Nam Từ Liêm và một số đơn vị nằm dọc hệ thống truyền tải nước Đại lộ Thăng Long. Công ty bán nước cho 13 khách hàng, trong đó 90% lượng nước bán cho 3 khách hàng lớn nhất là Viwaco, Hawaco và Nước sạch Hà Đông.

Nhờ tính độc quyền khu vực, Viwasupco có hoạt động kinh doanh tương đối ổn định với doanh thu hàng năm trên 400 tỷ đồng. Biên lợi nhuận gộp của công ty cũng ở mức cao khoảng 55%, tương đương một số công ty lớn khác như Biwase hay Nước Thủ Dầu Một. Lợi nhuận sau thuế của công ty tăng trưởng khá đều và đạt kỷ lục 219 tỷ đồng trong năm 2018.

Nhìn vào đây có thể thấy sức khỏe kinh doanh của công ty này vẫn rất tốt, cho dù trước khi có sự việc “nước có mùi lạ” tại Hà Nội thì Viwasupco đã từng là trung tâm của một cơn cuồng nộ không kém – đường ống cấp nước bị vỡ 22 lần, trở thành một vụ án hình sự.

Trao đổi với báo chí, ông Nguyễn Xuân Lai – Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam cho rằng, mặc dù nước là loại hình đặc thù nhưng không phải vì thế mà chỉ cho một doanh nghiệp làm, khiến người dân không có quyền lựa chọn.

Như vậy khi xảy ra sự cố, người dân chỉ có 2 phương án: Một là ngưng dùng nước, hai là chấp nhận dùng nước không an toàn. Vấn đề đặt ra là tránh độc quyền cung cấp nước.

Hiện giá nước sinh hoạt trên địa bàn TP Hà Nội được tính theo Quyết định 38 của TP, ban hành năm 2013. Thời điểm đó, TP Hà Nội quyết định tăng giá nước sinh hoạt trong 3 năm liên tiếp từ 2013-2015. Mỗi năm TP Hà Nội tăng giá nước một lần trong 3 năm liên tiếp, tính từ ngày 1/10.

Giá nước sinh hoạt trên địa bàn TP Hà Nội được giữ ổn định từ năm 2015 đến nay. Theo phương án tính lũy kế theo mức sử dụng nước sinh hoạt trên địa bàn TP Hà Nội chênh nhau tới 10.000 đồng/1m3.

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG