Friday, March 29, 2024

GÓC NHÌN: Từ chuyện sư Thích Thanh Toàn xin hoàn tục đến chuyện sửa đổi quy định của pháp luật về đất đai tôn giáo

Sau bê bối từ vụ việc bị tố “gạ tình” nữ phóng viên gây chấn động dư luận trong cả nước, Đại đức Thích Thanh Toàn (tên thế danh là Lê Hữu Long, sinh năm 1976 tại Quảng Trị), trụ trì chùa Nga Hoàng (xã Hợp Châu, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc) đã làm tờ trình gửi Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh Vĩnh Phúc, xin được xả giới, hoàn tục.

GÓC NHÌN: Từ chuyện sư Thích Thanh Toàn xin hoàn tục đến chuyện sửa đổi quy định của pháp luật về đất đai tôn giáo

Việc sư Toàn phải xả giới, hoàn tục là chuyện không có gì phải bàn cãi khi những sai phạm của vị đại đức này là hết sức nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến uy tín, thanh danh của Giáo hội Phật giáo và Tăng đoàn. Tuy nhiên, những ngày qua, dư luận, truyền thông trong và ngoài nước đang tranh luận hết sức sôi nổi về nguyện vọng của sư Toàn khi làm đơn xin xả giới, hoàn tục đó là xin giữ lại toàn bộ tài sản (gồm: trang trại, đất đai mang tên chủ sở hữu là thế danh của sư Toàn).

Dự kiến trong thời gian tới Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh Vĩnh Phúc sẽ tổ chức làm việc với sư Toàn và chính quyền địa phương để xác minh nguồn gốc các tài sản mang tên chủ sở hữu là Lê Hữu Long trước khi có quyết định giải quyết chính thức.

Tuy nhiên, đã có khá nhiều chuyên gia, luật sư lên tiếng cho rằng: mặc dù pháp luật không hạn chế quyền về tài sản đối với những người tu hành nên họ vẫn có đầy đủ quyền tài sản như những công dân Việt Nam khác. Nhưng thực tế những người tu hành thường không làm gì để tạo ra của cải cho xã hội, hay nói cách khác là làm ra tiền, mà chủ yếu sinh sống, hoạt động tôn giáo dựa trên tiền đóng góp, ủng hộ của quần chúng tín đồ. Vậy nên, những tài sản mà cá nhân sư Toàn hay một nhà tu hành nào đó đứng tên sở hữu hoàn toàn có thể được mua bằng tiền của tín đồ đóng góp, ủng hộ cho giáo hội mà họ là người đại diện nhưng không được họ quản lý, sử dung đúng mục đích, nhất là trong bối cảnh các tổ chức tôn giáo không hề có cơ quan thanh tra, kiểm tra nội bộ và cũng chưa có cơ quan thanh tra, kiểm toán nào được các tổ chức tôn giáo mời vào kiểm tra độc lập.

Ở một khía cạnh khác, theo quy định của pháp luật về đất đai tôn giáo hiện hành, Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất cho các cơ sở tôn giáo nhưng lại nghiêm cấm các cơ sở tôn giáo chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, tặng cho quyền sử dụng đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất. Do vậy, để phát triển quỹ đất cho giáo hội, thực tế có rất nhiều tổ chức tôn giáo, nhất là trong Công giáo, đã “lách luật” bằng cách cho các nhà tu hành dùng tư cách cá nhân của mình thực hiện các giao dịch chuyển nhượng hoặc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

Do vậy, để góp phần giúp giáo hội các tôn giáo ngăn ngừa việc các nhà tu hành xin giữ lại tài sản khi hoàn tục dù những tài sản đó được mua hoàn toàn bằng tiền của giáo hội, nên chăng Nhà nước cần sớm nghiên cứu, sửa đổi các quy định pháp luật về đất đai tôn giáo theo hướng trao cho các cơ sở tôn giáo quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, tặng cho quyền sử dụng đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất (tất nhiên đi kèm với đó là việc thu tiền sử dụng đất của các cơ sở tôn giáo)!

@Lê Dân

 

 

 
 

Related Articles

3 COMMENTS

  1. Thực sự việc giao đất cho các cơ sở hoạt động tôn giáo để có quỹ đất để phát triển hoạt động của mình, vừa để đáp ứng nhu cầu tôn giáo của người dân là một việc làm, một chính sách thể hiện sự quan tâm đối với tôn giao đến từ nhà nước. Thế nhưng qua chuyện nhà sư Thích Thanh Toàn đã có hành động xin hoàn tục cùng với giá trị tài sản như vậy thì lại khiến cho chúng ta ngẫm lại rằng liệu có phải chính cái sự tạo điều kiện tối đa đến từ nhà nước lại chính là cơ hội để một số “nhà tu hành” dởm có cơ hội lợi dụng và thu lợi cho mình hay không

  2. Lạ lùng khi chuyện một nhà sư xin hoàn tục nhưng lại kèm theo yêu cầu xin được giữ lại khối tài sản khổng lồ bao gồm đất đai đứng tên mình. Vậy xin hỏi trong những năm tu hành thì nhà sư này đã làm gì mà lại kiếm ra số tiền như là một doanh nhân thế? Phải chăng là anh ta đang “kinh doanh” đạo đức người tu hành, “kinh doanh” dựa trên sự tạo điều kiện tối đa từ chính quyền đối với tôn giáo và “kinh doanh” trên những cái gọi là tấm lòng mà người dân thể hiện đối với tôn giáo bằng các sản phẩm vật chất. Vậy có khác nào là báng bổ, là đi ngược lại với những điều mà đạo Phật vẫn răn dạy?

  3. Một nhà sư mà có hành động xấu như vậy thì xin hoàn tục là đúng rồi. Thế nhưng cái việc ông ta xin hoàn tục nó lại là một câu chuyện khác để bàn tới nữa đó chính là khối lượng tài sản mà ông ta đứng tên sau khi hoàn tục bởi vì nếu đứng từ góc nhìn một nhà sư sau khi đi tu , hàng ngày ăn chay niệm phật mà lại có khối tài sản như vậy là quá vô lí. Đúng là pháp luật nên thắt chặt hơn đối với những quy định pháp luật đối với đất đai tôn giáo chứ không thì việc đi tu mà như đi làm giàu thế này sẽ trở thành trò cười cho những người khác mất

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG