Friday, March 29, 2024

‘Áp thấp nhiệt đới trên đất liền Trung Bộ có diễn biến dị thường’

Bộ trưởng NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường chỉ đạo cơ quan khí tượng cần đưa ra những nhận định về sự tương tác giữa các hình thái đang xuất hiện vì chúng hiện có diễn biến dị thường.

Sáng 3/9, Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai tổ chức cuộc họp ứng phó với áp thấp nhiệt đới Kajiki vừa đi vào đất liền các tỉnh từ Quảng Trị đến Thừa Thiên – Huế và cơn áp thấp nhiệt đới đang hoạt động trên khu vực giữa Biển Đông.

Tại cuộc họp, Bộ trưởng NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường nhận định sự xuất hiện của 2 áp thấp nhiệt đới cùng lúc, kèm theo các tác động cơn bão Lingling ở ngoài khơi vùng biển Philippines, khiến tình hình thời tiết khu vực biển và đất liền ở Trung Bộ trở nên tiêu cực, khó lường.

“Việc liên tục xuất hiện những dạng hình khí tượng rất bất lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống của tuyến biển, đồng thời tác động cực đoan đến thời tiết đất liền”, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhận định.

Áp thấp nhiệt đới diễn biến dị thường

Về cơn áp thấp nhiệt đới có tên quốc tế Kajiki vừa đi vào đất liền khu vực Trung Trung Bộ, Bộ trưởng cho rằng diễn biến của hình thái này có sự dị thường khi di chuyển vào đất liền nhưng không tan ngay mà tiếp tục mạnh lên và phát triển ra phía ngoài.

“Thông thường, áp thấp nhiệt đới sẽ tan ngay khi vào trong đất liền nhưng hướng di chuyển của cơn này rất dị thường. Sau khi đi vào các tỉnh, áp thấp nhiệt đới này sẽ quay trở lại khu vực đông bắc, phát triển ra phía ngoài khu vực biển và mạnh lên thành bão”, Bộ trưởng NN&PTNT nhấn mạnh.

'Áp thấp nhiệt đới trên đất liền Trung Bộ có diễn biến dị thường'

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường có những nhận định về tính chất của áp thấp nhiệt đới trên đất liền các tỉnh Trung Bộ trong cuộc họp sáng 3/9. Ảnh: Mỹ Hà.

Theo đó, cơn Kajiki có thể chịu thêm ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới đang hoạt động trên khu vực giữa Biển Đông khiến hướng di chuyển và cường độ thay đổi. Hoàn lưu của cơn áp thấp nhiệt đới này không chỉ chạy theo một trục là hướng tây mà chạy quanh quẩn theo vòng tròn, đây cũng là hiện tượng cần đặc biệt lưu ý.

Cùng với đó, cơn bão Lingling phía bên ngoài vùng biển ngoài khơi Philippines cũng đang có hướng phát triển lên phía bắc. Khi cả 3 hình thái tương tác với nhau có thể gây ra các dạng hình mới thay đổi cả về cường độ, tác động và hướng di chuyển.

Theo dự báo, vùng nguy hiểm trên biển của nước ta bắt đầu từ vĩ độ 13, đây là khu vực có nhiều tàu thuyền hoạt động. Tác động của các trạng thái gió cũng trở nên khó lường, các cơn có thể liên tục phát triển về kích thước và không đồng nhất về hướng đi.

Trước tình hình đó, Bộ trưởng chỉ đạo Tổng cục Khí tượng Thủy văn và Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cần đặc biệt lưu ý những diễn biến mới của các hình thái thời tiết, xâu chuỗi và đưa ra những đánh giá cụ thể về ảnh hưởng của các hình thái này đến thời tiết biển và đất liền.

Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ đều mưa lớn

Về tình hình mưa lũ tại các địa phương, cơ quan khí tượng nhận định khu vực các sông từ Thanh Hóa đến Quảng Ngãi và khu vực Bắc Tây Nguyên có khả năng xuất hiện một đợt lũ trong các ngày 3-6/9. Đỉnh lũ trên các sông từ Hà Tĩnh đến Quảng Trị có khả năng lên mức báo động 2-3.

Các khu vực này cũng có nguy cơ cao xảy ra lũ lớn cục bộ, lũ quét, sạt lở đất ở vùng núi, ngập lụt vùng trũng, thấp và đô thị. Khu vực các tỉnh Nghệ An – Quảng Ngãi hiện có mưa rất lớn và có khả năng kéo dài từ nay đến hết 5/9.

'Áp thấp nhiệt đới trên đất liền Trung Bộ có diễn biến dị thường'

Hai cơn áp thấp nhiệt đới có khả năng tương tác với nhau và tạo ra các hình thái mới có sự thay đổi về cường độ, hướng di chuyển. Ảnh: NCHMF.

Mưa lớn được dự báo tập trung chủ yếu ở khu vực từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên – Huế với lượng mưa có thể đạt 500-700 mm/đợt, khu vực Tây Nguyên với 200-300 mm/đợt, Nam Bộ cũng có mưa lớn kèm theo dông lốc với lượng mưa 100-150 mm/đợt.

Trước tình hình thời tiết diễn biến xấu, Ban chỉ huy Bộ đội biên phòng đã có báo cáo về tình hình tàu thuyền đang hoạt động trên biển. Khu vực quần đảo Hoàng Sa còn 111 tàu thuyền cùng hơn 800 ngư dân đang hoạt động. Sau khi được thông báo về các diễn biến thời tiết, chủ các phương tiện đã nắm được thông tin và đang di chuyển khỏi khu vực nguy hiểm.

Hiện, 10 tỉnh miền Trung đã có thông báo cấm biển trước những diễn biến khó lường của áp thấp nhiệt đới đang hoạt động. Các địa phương đã có báo cáo về tình hình ứng phó với mưa lũ trên khu vực và sẵn sàng tàu thuyền ứng cứu.

Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai đã yêu cầu chính quyền địa phương cần tập trung chỉ đạo việc thu hoạch diện tích lúa, cây trồng đã đến kỳ thu hoạch và chủ động tiêu thoát nước đệm.

Theo báo cáo, Bộ đội biên phòng các tỉnh từ Quảng Ninh đến Khánh Hòa đã phối hợp địa phương và gia đình các chủ tàu ra thông báo, kiểm đếm, hướng dẫn cho hơn 71.000 phương tiện, 317.000 ngư dân và thuyền viên, gần 12.000 lồng bè, lều chòi với 15.000 người chăn nuôi biết diễn biến, hướng di chuyển của áp thấp nhiệt đới để chủ động phòng tránh hoặc thoát ra khỏi khu vực nguy hiểm.

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG