Tuesday, March 19, 2024

Cái chết của “Tổng thống” tự xưng Ksor Kok

Ksor Kok còn có tên gọi là A Ma Thom, dân tộc Gia Rai, sinh năm 1943 tại làng Bon Broai, xã Yatul, huyện Ayun Pa, tỉnh Gia Lai. Năm 1958, Ksor gia nhập phong trào Bajaraka, do ảnh hưởng từ một thầy giáo là thành viên cao cấp của phong trào này (Bajaraka là cuộc nổi loạn đầu tiên đòi tự trị của một số phần tử người Thượng năm 1957. Bajaraka là từ hợp thành từ các chữ đầu của bốn tộc người Thượng lớn nhất là Bahnar, Jarai, Rhade, Koho). Năm 1964, Ksor sang Campuchia tham gia tổ chức FULRO vừa mới thành lập (FULRO là sự tiếp nối và tổ chức lại phong trào Bajaraka bị thất bại, hoạt động trong thời gian chiến tranh tại Việt Nam). Thủ lĩnh FULRO, tướng Y’Bham Enuol đã bổ nhiệm Ksor làm đại diện tộc Jarai của khu vực Pleiku và Cheo Reo.

Cái chết của “Tổng thống” tự xưng Ksor Kok

Trong bảy năm tiếp đó, Ksor đầu quân cho quân đội Mỹ và phục vụ tại sư đoàn 4 bộ binh đóng ở Pleiku cũng như với đội đặc nhiệm số 5 ở miền Trung. Năm 1970, khi Hoàng thân Campuchia Norodom Sihanouk bị lật đổ, tất cả những lực lượng FULRO ở Campuchia đều bị sung vào các lực lượng của quân đội Cộng hòa Khmer do tướng Lon Nol chỉ huy. Do không được chính quyền Lon Nol trọng dụng nên trong giai đoạn 1970 – 1973, FULRO phải ẩn mình chờ thời.

Giữa những năm 1971 – 1974, tổng thống Campuchia là tướng Lon Nol đã gửi Ksor Kok đi học tại trường sĩ quan tình báo Mỹ ở Okinawa và trường đào tạo sĩ quan phiên dịch tại Mỹ. Lợi dụng việc tướng Enuol cử Ksor làm đại diện của ông ta đối với Chính phủ Mỹ và LHQ. Tướng Enuol ban cho Ksor toàn quyền đại diện FULRO liên quan tới người Thượng. Một năm sau đó, khi FULRO phục hồi, năm 1974, Enuol phong Ksor Kok hàm “chuẩn tướng” và bổ nhiệm làm tổng tham mưu trưởng FULRO. Trong giai đoạn này, cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) thu nhận Ksor Kok làm nhân viên

Với tham vọng điên cuồng là thành lập một “nhà nước Đêgar” độc lập ở Tây Nguyên, năm 1992, Ksor Kơk cùng đám tàn quân FULRO cũ ở Mỹ đã ngụy trang dưới vỏ bọc thành lập Quỹ Người Thượng (Monlagnard Foundation, Inc – MFI) đặt trụ sở tại Nam Carolina, Mỹ để tiếp tục hô hào khẩu hiệu “đấu tranh vì quyền lợi của người Thượng ở Tây Nguyên”, đòi thành lập “Nhà nước Đêgar”… .

Năm 2000, Ksor đã cùng một số nhân vật lưu vong thành lập và ra mắt tại Mỹ cái gọi là nhà nước “Đêgar tự trị” và tự phong cho mình là “Tổng thống” với bộ máy nhà nước “đồ sộ”, phân công ban bệ hoàn chỉnh nhằm mục đích chính là tạo cớ thu hút sự ủng hộ về mặt tài chính của các tổ chức phản động khác để tiến hành các hoạt động chống phá Nhà nước Việt Nam.

Để có thể xuất hiện tại các diễn đàn LHQ, năm 2001, Ksor Kok đã tham gia Đảng cấp tiến xuyên quốc gia (TRP). (Đảng cấp tiến xuyên quốc gia), một tổ chức NGO có bề dày can thiệp vào nội bộ các nước. Chủ tịch của TPR từng vào Việt Nam tiến hành các hoạt động vi phạm chủ quyền, luật pháp nước ta nên đã bị các cơ quan chức năng bắt và bị trục xuất. TPR đã dung túng, nuôi dưỡng và cất nhắc Ksor Kok vào ban lãnh đạo của mình.Tháng 8-2001, sau khi tổ chức những cuộc biểu tình của người Thượng tại Tây Nguyên đòi đất đai, Ksor Kok đã phát biểu ý kiến đại diện cho TRP tại tiểu ban về nhân quyền của Liên Hợp quốc.

Lợi dụng quy chế tư vấn với ECOSOC của TPR, đại diện cho tổ chức NGO này và MFI, trong suốt 3 năm từ 2001 – 2004, Ksor Kok đã tham gia các diễn đàn của Liên hợp quốc. Ngoài ra, tháng 10-2002, Ksor Kok còn tham gia hai cuộc điều trần về tự do tôn giáo tại Thượng viện và Hạ viện Ý. Năm 2003, Ksor Kok còn phát biểu tại Thượng viện Mỹ về vấn đề nhân quyền. Nội dung các cuộc điều trần này là xuyên tạc về tình hình cuộc sống của người dân tộc thiểu số VN, và bóp méo các thông tin về các vùng dân tộc để chứng minh điều mà ông ta gọi là “sự đàn áp của Chính phủ VN đối với người dân tộc”. Y lừa phỉnh, kích động dư luận quốc tế chống VN, kích động nổi loạn, gây rối trong nước mà điển hình là vụ kích động dân chúng gây rối ở một số địa phương của Tây Nguyên năm 2001 và năm 2004. Chính “Tổng thống” Ksor Kok chính là người đạo diễn và đứng phía sau những vụ gây rối đó.

Phát hiện bản chất dối trá, lật lọng của Ksor Kơk, một số đối tượng trong tổ chức MFI không còn tin vào vai trò và năng lực lãnh đạo của y. Từ Nhữ Đăm Hoàng – người từng tự phong là “Phó Tổng thống” của “Nhà nước Đêgar”, sau khi nhận ra bộ mặt lừa bịp của Ksor Kơk đã từ bỏ tổ chức và năm 2013, tranh thủ những ngày ít ỏi được về thăm gia đình tại làng Piơm, thị trấn Đăk Đoa, huyện Đăk Đoa, tỉnh Gia Lai để tình nguyện đi khắp 13 làng, xã, nói chuyện, kể cho bà con nghe và hiểu rõ về chân tướng, bộ mặt xấu xa của Kơk; ngay cả Ksor Nhưn – nguyên là một thủ quỹ thân tín của Ksor Kơk trong tổ chức MFI, năm 2016 đã làm đơn kiện Ksor Kơk lên Tòa án dân sự Mỹ về việc lừa đảo, sử dụng tiền của tổ chức sai mục đích và không hiệu quả. Và có thể kể ra đây hàng chục đối tượng từng theo Ksor Kơk (Điểu Nhông, Y Mứt Mlô, Y Hin Niê, Điểu M’Preo, Y Bhĩ Kbuôr…), giờ đã suy nghĩ lại, rời bỏ Kok, thậm chí chống lại Ksor Kok vì chỉ nghe toàn những lời hứa suông. Ksor Kok đã phải trả giá cho những hành động lừa lọc, dối trá của mình, khi bị ngay chính mẹ đẻ của mình và cả cộng đồng lên án; còn đồng bọn quay lưng, phản bội, làm đơn tố cáo cơ quan luật pháp Mỹ.

Điều gì đến tất sẽ đến tháng 02/2017, Tòa án dân sự Mỹ đã tuyên phạt Ksor Kok phải hoàn trả lại cho tổ chức do chính mình làm Chủ tịch số tiền 200.000 USD và những tài sản khác mà Kok đang đứng tên, như: đất, nhà thờ, 02 ô tô…. Đây mới chỉ là khởi đầu cho những bản án tiếp theo mà Ksor Kok phải đối mặt bởi những hành động lừa bịp, dối trá của y.

Sau một thời gian dài điều trị bệnh ung thư gan, Ksor Kok đã qua đời vào lúc 12h ngày 10/1/2019 tại tiểu bang Noth Carolina, Mỹ. Thông tin về cái chết của Ksor Kok đã được thân nhân và các đối tượng trong tổ chức phản động MFI xác nhận.

Cái chết của “Tổng thống” tự xưng Ksor Kok

Thông tin về cái chết của Ksor Kok trên trang facebook của Ksor Y’Sam đã bị gỡ bỏ

Chỉ trong một thời gian ngắn, hai kẻ có “thâm niên” chống phá chính quyền là Bùi Tín, Ksor Kơk lần lượt nằm lại ở xứ người. Cả hai phải trả giá cho những năm tháng hoạt động chống phá chính quyền, gây bất ổn định tình hình đất nước bằng cái chết cô quạnh, trong sự ghẻ lạnh của đồng bọn và sự khinh rẻ người dân Việt Nam. Những ai còn ôm mộng lật đổ chế độ hãy nhớ lấy 2 tấm gương tày liếp của Bùi Tín và Ksor Kor mà tránh.

Kỳ Sơn

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG