Friday, March 29, 2024

Nguyên Ngọc bỏ đảng: Việc gì phải ầm ĩ ?

Ngay sau khi Ủy ban kiểm tra Trung ương  đề nghị thi hành kỷ luật đối với ông Chu Hảo, Giám đốc-Tổng biên tập nhà xuất bản Tri Thức với việc cơ quan mình phụ trách xuất bản một số cuốn sách có nội dung trái với quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, vi phạm Luật Xuất bản, bị cơ quan chức năng xử lý, thu hồi và tiêu hủy, đến tối ngày 26/10/2018 , Nguyên Ngọc cũng đã chính thức đăng tải trên trang facebook cá nhân về cái gọi là “Tuyên bố ra khỏi Đảng Cộng sản Việt Nam”.

Việc Nguyên Ngọc tuyên bố “bỏ đảng” đã được những kẻ “theo đóm ăn tàn” chia sẻ ầm ĩ trên các diễn đàn, trang mạng và thậm chí chúng còn tuyên truyền về cái gọi là “phong trào bỏ đảng” sau khi tiến hành kỷ luật Chu Hảo. Vậy nhưng trên thực tế, việc Nguyên Ngọc  tuyên bố “bỏ đảng” là điều tất yếu của quá trình “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” của ông sau hàng loạt các hoạt động đi ngược lại với đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước và lợi ích của nhân dân.

Nguyên Ngọc bỏ đảng: Việc gì phải ầm ĩ ?

Chính Nguyên Ngọc cũng đã thừa nhận rằng: “Tôi đã suy nghĩ và định làm việc này (việc “bỏ Đảng”) từ lâu, nhưng muốn làm một cách bình thường, không gây ồn ào. Nay sau việc Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng kỷ luật PGS.TS. Chu Hảo, tôi quyết định ra tuyên bố này, chính thức từ bỏ Đảng Cộng sản Việt Nam kể từ hôm nay. Tức nhân dịp này tuyên bố một quyết định đã chuẩn bị từ trước, đồng thời để tỏ rõ thái độ đối với thông báo của Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng”.

Một nhà văn đã từng nhận được sự ngưỡng mộ, cảm phục với tác phẩm “Đất nước đứng lên”, “Rừng xà nu”… nhưng giờ đây Nguyên Ngọc đang tự bẻ cong ngòi bút của mình với việc tham gia vào các hoạt động đi ngược lại với đường lối, chính sách của Đảng, lợi ích quốc gia, dân tộc.  Nguyên Ngọc đã tham gia thành lập “Viện Nghiên cứu phát triển” (IDS), thường xuyên có những ý kiến mang tính phản biện nhưng thực ra là phản đối một số chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; thành lập Văn đoàn Độc lập với ý muốn tách ra khỏi sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước và có mưu đồ chính trị rõ nét; tổ chức giải thưởng Văn Việt để thực hiện cái gọi là “tôn vinh sự dấn thân” của một số cây bút có quan điểm chống đối chủ trương, đường lối của Đảng.

Nguyên Ngọc cũng là người thường xuyên quan hệ, tiếp xúc với loạt các đối tượng dân chủ khác, mà chúng ta thường gọi là “cơ hội chính trị” như Nguyễn Duy, Nguyễn Quang A, Nguyễn Xuân Nguyên,… tham gia hình thành các tổ chức dân sự xã hội. Nguyên Ngọc là thành viên cốt cán trong Ban vận động thành lập Văn đoàn độc lập, một tổ chức đối lập với Hội nhà văn với mong muốn đưa văn học ra khỏi sự lãnh đạo của Đảng, thường xuyên trả lời phỏng vấn các đài báo nước ngoài phê phán sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, đi ngược lại lợi ích của Nhà nước.

Hồng Ân

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG