Friday, March 29, 2024

Phóng viên Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc phá rối ở London

Phóng viên của Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) vừa bị cảnh sát lôi ra ngoài sau khi nổi đóa la hét tại một hội nghị về quyền tự chủ của Hồng Kông (Trung Quốc) được tổ chức tại Thủ đô London, Vương quốc Anh. Lần này, dư luận quốc tế lại tiếp tục chứng kiến hành xử xấu xí của công dân Trung Quốc ở nước ngoài.

Nhân vật chính lần này là một phóng viên truyền hình CCTV có tên Kong Linlin, 48 tuổi, bị cáo buộc phá rối hội nghị về nhân quyền ở Hồng Kông (Trung Quốc), được Đảng Bảo thủ ở Anh tổ chức thường niên hôm 1-10-2018. Video ghi lại sự kiện này cho thấy phóng viên đã tát một người trong Ban tổ chức không chịu rời đi, tuyên bố cô này có “quyền kháng nghị ở nước Anh dân chủ”. Chỉ khi cảnh sát vào cuộc, nữ phóng viên này đã buộc phải ra khỏi phòng họp và bị tạm giữ trong thời gian ngắn. Nhưng sự việc chưa kết thúc ở đó.

Phóng viên Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc phá rối ở London

Gây náo loạn hội nghị, nữ phóng viên của Đài Truyền hình CCTV bị mời ra khỏi phòng họp

Liên tục gây lùm xùm ở nước ngoài

Như thường lệ, khi những sự kiện tương tự ngày càng phổ biến, người Trung Quốc đòi được xin lỗi. Hai trong số họ, một là lãnh đạo Đài CCTV và một là đại diện Đại sứ quán Trung Quốc ở London nói: “Ở một đất nước luôn nói về tự do phát ngôn, thật khó hiểu khi nhà báo Trung Quốc lại bị cản trở”. Bênh vực phóng viên này, Hu Xijin, biên tập viên tờ Global Times của Trung Quốc viết trên Twitter: “Tại sao các nhà báo Trung Quốc không có quyền đặt câu hỏi và đưa ra ý kiến tại hội nghị này? Tại sao quan điểm từ đại lục bị từ chối?”.

Vụ việc mới nhất xảy ra khi người Trung Quốc khẳng định “cái tôi” của mình với thế giới ngày càng mạnh mẽ hơn. Vào tháng 9, đại biểu của Trung Quốc đã vùng vằng bỏ ra ngoài diễn đàn ở quần đảo Nauru trên Thái Bình Dương sau khi bị Tổng thống nước chủ nhà cứng rắn không đáp ứng đòi hỏi vô lý của đại biểu này.

Năm ngoái tại Perth, Australia, các quan chức Trung Quốc đã phá rối một hội nghị quốc tế về kim cương máu khi yêu cầu loại bỏ khách mời từ Đài Loan. Gần đây hơn, sự việc liên quan đến gia đình du khách người Trung Quốc đã gây xáo trộn ngoại giao khi họ cáo buộc cảnh sát Thụy Điển bắt họ phải rời khách sạn khi họ đến trước ngày đặt phòng. Và mới trong tuần này, Thái Lan đã phải xin lỗi Trung Quốc vì một nhân viên an ninh bị cáo buộc đánh một du khách Trung Quốc do người này không “hối lộ” khi đi qua hải quan.

Hành xử kiểu “nước lớn”?

Trong mọi trường hợp, Bộ Ngoại giao Trung Quốc và các phương tiện truyền thông Nhà nước đều lên tiếng ủng hộ công dân của họ, thậm chí còn làm lớn chuyện hơn. Trường hợp mới nhất là lần đầu tiên dư luận Anh biết đến hành động “quá khích” của một phóng viên của truyền thông Nhà nước Trung Quốc. Tuy nhiên, Giáo sư Feng Chongyi tại trường Đại học Kỹ thuật Sydney nói rằng, ông đã gặp nhiều hành vi tương tự từ các nhà báo Trung Quốc tại các sự kiện ở Australia. “Họ cảm thấy có một đặc quyền khi mà Trung Quốc là một nước lớn, nên có quyền làm gián đoạn mọi người. Họ cư xử như những kẻ bắt nạt”, ông Feng Chongyi nói.

Các phương tiện truyền thông Nhà nước của Trung Quốc đang theo đuổi việc mở rộng ra nước ngoài nên phóng viên của họ ngày càng xuất hiện nhiều hơn trên khắp thế giới. Phiên bản tiếng Anh của CCTV , được gọi là CGTN, đã quảng cáo tại hàng trăm điểm ở London trong quá trình tìm kiếm ảnh hưởng toàn cầu lớn hơn. Đài này gần đây cũng đã bắt đầu chạy quảng cáo trên các đường phố của Australia, trong khi Bắc Kinh chặn công dân trong nước truy cập vào trang web của Đài ABC.

Tuy vậy, James Palmer, tác giả và biên tập viên cao cấp của website Chính sách Đối ngoại có trụ sở ở Bắc Kinh, với 7 năm làm việc tại Global Times lý giải, cách hành xử của phóng viên Kong Linlin xuất phát từ môi trường cạnh tranh trong nước, có thể hướng đến một bộ phận khán giả cụ thể. “Tôi nghĩ Kong Linlin đang thể hiện trước lãnh đạo đài nhằm tự thúc đẩy giá trị bản thân trong hệ thống phân cấp của truyền thông Nhà nước Trung Quốc mà thôi”.

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG