Friday, March 29, 2024

Thăm, gặp nạn nhân Đại nhạc hội: Giới chức Hà Nội làm hài lòng đám lưu manh, công kích

Nghiễm nhiên không thể so sánh giữa những nạn nhân thương vong trong vụ sốc ma tuý tập thể tại đại nhạc hội tại Quận Tây Hồ, Hà Nội với vụ việc vụ cháy và mấy chục bệnh nhân, người nhà bệnh nhân mất hết tài sản, giấy tờ đang kêu khóc thảm thương Bệnh viện Nhi TƯ vào tối qua.

Nhưng đừng vội lên án và xăm soi chuyện ông Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Ngô Văn Quý và lãnh đạo Sở Y tế Hà Nội đã thân chinh đến hẳn 2 bệnh viện để thăm các nạn nhân đang điều trị sau vụ việc phê ma tuý vừa qua. Mà chưa thực hiện thăm, động viên tích cực đối với các nạn nhân tại bệnh viện Bệnh viện Nhi TƯ.

Cũng đừng cho đó là sự phân biệt hay thêu dệt nên những thuyết âm mưu, những động cơ dấu sẵn trong chuyện này!

Cũng đừng vội so sánh giữa các chủ thể hay nói rằng, với việc thăm, cho tiền ấy sẽ tạo cơ hội cho các nạn nhân trong vụ Đại nhạc hội tại Tây Hồ “ngáo tiếp” và không thể hoàn lương.

Cũng đừng vội nói rằng: “Nhưng bất luận thế nào, việc thăm các cháu chơi đá, ken, lắc vẫn là chuyện…rách giời rơi xuống…”.

Bởi tất cả đều có nguyên do của nó.

Thăm, gặp nạn nhân Đại nhạc hội: Giới chức Hà Nội làm hài lòng đám lưu manh, công kích

Thứ nhất, dưới góc cạnh của vụ việc thì đương nhiên vụ tại Đại nhạc hội Tây Hồ lớn hơn rất nhiều. Con số người chết đã lên đến con số 7 và rất nhiều nạn nhân đang điều trị tích cực tại nhiều bệnh viện có tiếng tại Hà Nội. Trong khi tại bệnh viện Nhi TƯ con số thương vong về người chưa được phát hiện và công bố. Do vậy, đừng vội so sánh bởi riêng điều này cũng đã hết sức khập khiễng và mang nặng yếu tố duy ý chí.

Với lại, thăm, gặp ở đây là tình người. Tuổi trẻ bồng bột đã khiến không ít nạn nhân may mắn sống sót rút ra không ít thứ. Họ đã biết quý sinh mạng của mình hơn. Và như thế, sự thăm + động viên ở đây mang nhiều ý nghĩa nhân văn và tích cực khi điều đó sẽ khiến các nạn nhân này có động lực hơn. Họ sẽ không quá bị áp lực bởi sự kỳ thị, chửi rủa của xã hội, dư luận. Họ sẽ thấy xã hội còn ưu ái với họ để đứng lên. Tính nhân văn và động cơ của cuộc gặp, tặng quà này là vì thế. Và cũng vì thế nên dù biết điều tiếng dư luận sẽ xoi mói, sẽ đặt câu hỏi nhưng ông Phó chủ tịch TP và lãnh đạo sở chủ quản vẫn cứ lên đường và không ngại chường mặt lên báo chí chỉ vì mục đích: Khơi nguồn sống cho các nạn nhân.

Riêng vụ tại bệnh viện Nhi TƯ, dù sớm hay muộn thì cuộc viếng thăm, động viên cũng sẽ diễn ra. Hoặc cũng có thể nó đã diễn ra nhưng với cấp thấp hơn, ví như không có ông Phó chủ tịch TP này chẳng hạn.

Lí do thứ 3, dù không mấy bản chất nhưng cũng cần được nói đến.

Rằng, sau vụ việc tại Đại nhạc hội xảy ra, với tính chất nghiêm trọng của vụ việc thì không ít câu hỏi/vấn đề đã được đặt ra. Trong đó nặng nề nhất vẫn là vấn đề trách nhiệm. Và trong những điều được đặt ra hết sức tích cực thì vẫn còn đó khối kẻ vẫn dường như chỉ chờ có chuyện này để bày trò công kích, thoá mạ giới chức dù họ biết tỏng: “Nói về trách nhiệm thì chính các con nghiện kia mới là người phải chịu trách nhiệm chính về tính mạng, sức khỏe của chúng và cộng đồng. Không ai cấm chúng sống lành mạnh và không ai có thể kiểm soát được chúng cả đêm lẫn ngày khi mà chính chúng muốn bầy đàn hoang dại. Đương nhiên “con dại cái mang”, bố mẹ của chúng phải là người chịu trách nhiệm trong việc nuôi dạy, quản lý mà không thể đổ thừa cho xã hội hay nhà trường.

Tiếp theo, chúng ta không thể không nhắc đến trách nhiệm của đơn vị tổ chức sự kiện này. Làm ăn gì thì cũng cần đảm bảo tính mạng cho người tiêu dùng” (theo Blog Tre Làng).

Nhiều tờ báo không ngại giật tít như “cần làm rõ trách nhiệm của các cơ quan hữu quan trong vụ việc.

Đến đây, điều dễ thấy là chính quyền bị tấn công dù các cuộc đãi phẫu dù nhỏ, to, chính thức hay không chính thức đều cho thấy không ai khác công viên nước Hồ Tây phải chịu trách nhiệm chính. Cơ quan hữu quan, đặc biệt công an Hà Nội đã làm tốt nhiệm vụ vòng ngoài và xử lý kịp thời, chủ động sau khi sự cố chết người xảy ra.

Và dễ thường khi bị tấn công thì dù có chính danh hay không chính danh, phản xạ tự vệ khiến người ta co lại để phòng thân. Giới chức Hà Nội trong trường hợp này chủ động hơn khi không chỉ vào cuộc ngay sau khi sự cố xảy ra mà họ còn hướng đến việc trấn an dư luận bằng những việc làm nhân văn.

Chuyện đúng, chuyện sai hay nên hoặc không nên tặng quà các con nghiện trong trường hợp này chưa vội bàn đến. Nhưng rõ ràng chính việc tấn công của đám người xấu, hôi tanh mùi tiền đã thúc đẩy cho những chuyến thăm đó.

Và riêng với điều này thì nó càng cho thấy tính cầu thị của giới chức thủ đô. Họ không chỉ làm hài lòng những người lương thiện mà ngay với đám người lưu manh, kiếm tiền bằng dư luận xã hội thì họ vẫn cố gắng hài lòng. Nhân văn đến thế cũng là chuyện hiếm thấy.

Mõ Làng

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG