Thursday, March 28, 2024

Bùi Tín qua đời – Cái kết bạc bẽo không có hậu

Ngày hôm nay, một loạt hãng thông tấn nước ngoài như VOA, BBC, RFI, RFA… đưa tin ông Bùi Tín qua đời lúc 01giờ 25 phút sáng (giờ địa phương) ngày 11/8 tại Bệnh viện Centre Hospitalier Intercommunal André Grégoire ở Montreuil, ngoại ô Paris, Pháp, thọ 91 tuổi.

Bùi Tín qua đời - Cái kết bạc bẽo không có hậu

Đôi mắt ưu tư, vợi nỗi buồn sâu thẳm của ông Bùi Tín

Ông Bùi Tín sinh năm 1927 tại Hà Đông. Ông là con trai Thượng thư Bùi Bằng Đoàn của triều đình Nguyễn và sau là Trưởng ban Thanh tra đặc biệt của Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa, Trưởng ban Thường trực Quốc hội Việt Nam dân chủ cộng hòa khóa I (19461955). Bùi Tín gia nhập Việt Minh năm 18 tuổi. Sau đó ông trưởng thành với cái lon Đại tá và sĩ quan cao cấp của Quân đội nhân dân Việt Nam, Phó tổng biên tập báo Nhân dân.

Vốn xuất thân từ gia đình quyền quý, lại thừa hưởng truyền thống thông minh, hiếu học của dòng họ nên Bùi Tín là người thực sự có tài năng. Và trong những năm tháng đất nước chiến tranh, tài năng của Bùi Tín được tôi luyện, có cơ hội bộc lộ và trở thành phương tiện để Bùi Tín tiến thân. Bùi Tín nổi tiếng là một trong những cây viết có hạng của làng báo Việt Nam. Ông cũng là bậc thầy của nhiều nhà báo đã thành danh và giữ nhiều cương vị quan trọng trong các cơ quan báo chí, thậm chí lãnh đạo của các cơ quan làm công tác tư tưởng, lý luận.

Tháng 9/1990, lợi dụng việc đi dự hội nghị hàng năm của báo L’Humanité (Nhân đạo), báo của Đảng Cộng sản Pháp, Bùi Tín đào nhiệm, trốn ở lại nước Pháp. Mới đầu Bùi Tín đánh lừa lãnh đạo báo Nhân dân là xin ở lại thêm một thời gian để chữa bệnh… Nhưng trên thực tế, Bùi Tín đã bí mật hợp tác với nhiều hãng thông tấn, báo chí quốc tế và gần chục tờ báo phản động của người Việt ở hải ngoại để đăng tải những tác phẩm, bài viết, tham luận, trả lời phỏng vấn để tuyên truyền, xuyên tạc lịch sử, nói xấu Đảng, Nhà nước, lãnh tụ Hồ Chí Minh mà nổi bật là các tác phẩm: Hoa Xuyên Tuyết, Mặt thật, Kiến nghị của một công dân… .

Cũng cần phải nói thêm rằng, trong những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ XX, khi bức tường Berlin bị phá bỏ, kéo theo một loạt nước như Rumani, Bungaria, Hungaria… ở Đông Âu sụp đổ. Bùi Tín ảo tưởng rằng đây là cơ hội sẽ đến với Việt Nam. Bởi thế, đang là kẻ quyền cao trọng vọng từ nghiệp binh lẫn nghiệp viết lách nhưng vì một chút huyễn hoặc của bản thân và cái thói thích đổi mới, làm mới chính mình, Bùi Tín đã từ bỏ vinh hoa phú quý để theo đuổi ảo tưởng vô vọng. Bùi Tín đã vứt bỏ quân hàm Đại tá, chức vụ Phó Tổng Biên tập Báo Nhân dân để chạy theo lời hứa hão hão huyền về danh quyền, địa vị từ các tổ chức phản động ở hải ngoại.

“Gieo nhân nào gặt quả ấy”, những năm cuối đời khi mà đã sạch vốn bán chữ kiếm tiền, Bùi Tín phải sống trong cảnh cô đơn, tủi nhục, bị người Việt ở hải ngoại nghi kỵ, dò xét, tẩy chay. Thậm chí đến Võ Văn Ái, chủ biên tờ Quê mẹ và Nguyễn Gia Kiểng tờ Thông luận một thời nhờ bài vở của Bùi Tín để có đất sống cũng “trở mặt” viết bài miệt thị và coi Bùi Tín là “phần tử bất hảo không đáng tin”. Mới đây, ngày 23/6/2012, trong cuộc nói chuyện tại San Joses – Hoa Kỳ, chính Bùi Tín đã bị cộng đồng người Việt tẩy chay, chửi rủa, đuổi khỏi diễn đàn. Với đồng lương thất nghiệp nhà nước Pháp phát cho, Bùi Tín chỉ đủ trả tiền thuê nhà. Để kiếm tiền nuôi sống bản thân và cô Hà, một thợ cắt tóc Hà Nội được Bùi Tín đưa sang cưu mang che chở, Bùi Tín phải chạy vạy đủ đường, làm nghề bồi bút và trả lời phỏng vấn cho các hãng thông tấn, báo chí bằng ngón nghề “chót lưỡi đầu môi”. Có thể thấy rằng từ sau khi đặt chân lên đất Pháp, quay lưng chống lại Tổ quốc, chính quê hương và nhân dân của mình, cho đến khi trút hơi thở cuối cùng, Bùi Tín luôn sống trong cô đơn, không bằng hữu và sự ghẻ lạnh của cộng đồng người Việt với nghề bồi bút bạc bẽo.

Nếu như với cấp hàm Đại tá Quân đội nhân dân Việt Nam, Phó Tổng biên tập báo Nhân dân, Bùi Tín tiếp tục sống, đóng góp và cống hiến tài năng cho Tổ quốc, cho xã hội sẽ được người đời ngợi ca như một người hùng có công với đất nước. Và nếu như lẽ thường tình thì hôm nay Bùi Tín cũng sẽ mồ yên mả đẹp trong Nghĩa trang Văn Điển như bao người có công trạng khác. Đó là cách đối đãi và cái kết có hậu, mang giá trị nhân bản cao cả và trọng nghĩa tình của dân tộc Việt Nam. Tiếc thay Bùi Tín lại phản bội, trở mặt, chống lại dân tộc, khi bắt tay, liên kết với các tổ chức phản động ở hải ngoại để chống phá đất nước. Cuối cùng ông Bùi Tín đã phải trả một cái giá thực sự đắt và đau đớn cho phận lưu vong của mình. Một cái chết không kèn không trống, không có lấy một người thân ở xứ người.

Bùi Tín ra đi mà cõi lòng không thanh thản và phải đón nhận một cái kết không có hậu. Dù đó là dấu chấm hết cho số phận một con người nhưng đây là bài học lớn dành cho những người đang sống không được phép lãng quên. Phản bội Tổ quốc, bán nước cầu vinh ắt phải chịu cái giá không êm ái, nhẹ nhàng chút nào.

Tâm Trà

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG