Thursday, March 28, 2024

Thanh toán bằng Nhân dân tệ tại biên giới Việt Trung và nỗi lo NDT hóa

Quyết định cho phép thanh toán bằng Nhân dân tệ (CNY) tại biên giới Việt – Trung đã nhận được nhiều quan điểm ủng hộ và phản biện từ các chuyên gia kinh tế, đặc biệt là lo ngại về tình trạng Nhân dân tệ hoá trong nền kinh tế như tình trạng đô la hoá trước đây.

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa ban hành Thông tư 19 hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động thương mại biên giới Việt Nam – Trung Quốc. Thông tư này hướng dẫn Nghị định 14 của Chính phủ quy định chi tiết về hoạt động thương mại biên giới và thay thế Quyết định 689 ngày 7/6/2004 về việc ban hành quy chế thanh toán trong mua bán, trao đổi hàng hóa và dịch vụ tại khu vực biên giới và khu kinh tế cửa khẩu Việt Nam – Trung Quốc. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 12.10 tới.

Theo quy định tại Nghị định 14, hoạt động thương mại biên giới bao gồm: hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa qua biên giới của thương nhân; hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa của cư dân biên giới và tại chợ biên giới.

 Thanh toán bằng Nhân dân tệ tại biên giới Việt Trung và nỗi lo NDT hóa

Còn Thông tư 19 quy định cụ thể về đồng tiền được sử dụng trong thanh toán đối với hoạt động thương mại biên giới, theo đó: đối với hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa qua biên giới, thương nhân được sử dụng ngoại tệ tự do chuyển đổi và đồng bản tệ (Nhân dân tệ – CNY, VND) để thanh toán; đối với hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ của cư dân biên giới và tại chợ biên giới, đồng tiền được sử dụng trong thanh toán là đồng bản tệ (CNY, VND).

Lo ngại sản xuất trong nước suy yếu

Theo ý kiến của nhiều chuyên gia kinh tế, vấn đề thanh toán là việc làm thường xuyên diễn ra tại các biên giới các quốc gia và thông thường ở nhiều quốc gia khác đều cho phép thanh toán bằng các đồng tiền có giao thương.

Tại Việt Nam, năm 2004, NHNN đã có quyết định 689 đã cho phép cư dân biên giới và thương nhân  thanh toán bằng Nhân dân tệ (CNY) và VND. Tuy nhiên, việc mua bán và mở tài khoản bằng đồng CNY tương đối hạn chế và chỉ được thanh toán qua các tài khoản hoặc nếu có nguồn thu bằng đồng CNY thì cuối ngày nguồn tiền này phải quy đổi sang VND tại các NHTM được cấp phép mở tại vùng biên giới.

Đến nay, CNY đã trở thành đồng tiền thanh toán quốc tế, được Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) đưa ra rỏ tiền tệ dự trữ quốc tế từ 1.10.2016. Cùng thời điểm, mối quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc trong thời gian gần đây phát triển nhanh và mạnh. Đồng thời VND của chúng ta trong 1 khoảng thời gian tương đối dài giữ vững giá trị và ổn định tỷ giá đã giúp cho đồng VND có vị thế nhất định.

Chính vì thế, khi cho phép thương nhân, cư dân biên giới sử dụng đồng Nhân dân tệ trong thanh toán, trao đổi là nhằm cụ thể hóa hơn và nâng cao tính phát luật của việt thanh toán bằng CNY và VND trong quan hệ giao dịch mua bán giữa cư dân, thương nhân Việt Nam và Trung Quốc, cũng như tại các chợ vùng biên.

Ông Nguyễn Ngọc Minh, Phó vụ trưởng Vụ quản lý ngoại hối (Ngân hàng nhà nước), cho biết việc ban hành Thông tư 19 góp phần hoàn thiện chính sách thanh toán biên mậu, thúc đẩy hoạt động thương mại biên giới giữa hai nước Việt – Trung ngày càng phát triển.

Đứng dưới góc độ 1 chuyên gia kinh tế, PGS –TS. Đinh Trọng Thịnh, cũng cho rằng thông tư số 19 có quy định rộng hơn so với quy định trong năm 2004 và có tính pháp luật cao hơn. Với cơ sở pháp lý thực hiện trao đổi, mua bán bằng CNY và VND được quy định tại thông tư 19, hoạt động giao thương thương mại của thương nhân và cư dân vùng biên giới Việt – Trung sẽ dễ dàng hơn và cũng minh bạch hơn. Khi đó, hoạt động thương mại sẽ nhanh chóng hơn với chi phí thấp hơn so với tước đây.

Theo ông Ngô Trí Long, chuyên gia kinh tế, trong bối cảnh hiện nay thông tư 19 sẽ tạo điều kiện giao thương giữa 2 nước, đặc biệt là hoạt động xuất nhập khẩu, cái đó là quan trọng. Nhưng cũng phải đề phòng 1 khả năng, nhiều khi do tiềm lực kinh tế của Việt Nam còn yếu, vô hình dung dẫn tới hệ lụy đối với nền sản xuất trong nước.

“Bởi cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung đang căng thẳng, khi đó nguồn hàng từ Trung Quốc không nhập khẩu vào Mỹ sẽ quay vào Việt Nam. Khi hàng Trung Quốc rẻ, giao thương lại dễ dàng, năng lực cạnh tranh cao thì hàng Việt Nam sẽ gặp bất lợi, từ đó kéo theo sự suy giảm của nền sản xuất trong nước”, ông Long nhấn mạnh.

TS Phạm Thị Hoàng Anh, Viện trưởng Viện NCKHNH (Học viện ngân hàng), cũng cho rằng từ trước đến nay có không ít hàng Trung Quốc tràn vào Việt Nam và lấy mác Việt Nam để bán ra thị trường trong nước cũng như xuất khẩu. Nếu như với những điều kiện như hiện nay, trong bối cảnh chiến tranh leo thang thì càng không thể tránh được thực tế này.

“Bài toán chúng ta cần phải tính đến đó là làm sao cho nền sản xuất Việt Nam vững mạnh”  vị này khuyến cáo.

Nỗi lo Nhân dân tệ hoá?

Đánh giá tác động của việc mở rộng đồng tiền thanh toán tại biên mậu Việt Nam – Trung Quốc tới điều hành chính sách tiền tệ, chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long cho rằng về nguyên tắc quản lý tiền tệ, trên một quốc gia chỉ có một đồng tiền là đồng nội tệ của chính quốc gia đó. Sử dụng đồng Nhân dân tệ là đồng tiền thanh toán tại biên giới, nếu nói về chính sách tiền tệ là không thỏa đáng. Trên thực tế hoạt động trao đổi hàng hóa giữa 2 nước  tại vùng biên giới là lớn, nếu không cho phép dùng đồng Nhân dân tệ thì buộc người ta vẫn phải “ngấm ngầm” trao đổi, đâ
y là tính chất tất yếu.

 Thanh toán bằng Nhân dân tệ tại biên giới Việt Trung và nỗi lo NDT hóa

Khách du lịch thanh toán bằng ngoại tệ ở chợ đêm HaLong Marina (Ảnh: Báo Thanh Niên)

“Tuy nhiên, cần phải có những giới hạn cụ thể và chặt chẽ để không có động thái này lan tỏa đến tất cả các vùng khác sẽ làm ảnh hưởng đến chính sách ngoại hối của nước ta, dẫn tới Nhân dân tệ hóa nền kinh tế. Tôi nghĩ là NHNN cũng đã có những kiểm tra kỹ càng nên mới cho phép thực thi. Cũng như đô la hóa và vàng hóa nếu như Nhân dân tệ hóa sẽ cực kỳ ảnh hưởng tới chính sách tiền tệ. Chúng ta phải thực sự chú ý đến vấn đề đó”,  ông Long cảnh báo.

Về vấn đề này, TS Phạm Thị Hoàng Anh – Viện trưởng Viện NCKHNH (học viện ngân hàng), lại cho rằng quyết định này sẽ khó dẫn tới tình trạng liên quan đến đô la hóa hay Nhân dân tệ hóa.

“Tình trạng đô la hóa được nhìn từ 3 góc độ đó là gửi ngoại tệ, niêm yết giá bằng ngoại tệ và thanh toán bằng ngoại tệ tại các tỉnh trong cả nước. Nhân dân tệ hóa cũng tương tự.  Nếu xét về 3 góc độ này thì rõ ràng không thể nói rằng việc “mở rộng” cánh cửa đối với Nhân dân tệ tại vùng biên giới sẽ làm Nhân dân tệ hóa trong nền kinh tế”, bà Hoàng Anh phân tích.

Theo vị chuyên gia này, việc NHNN chấp nhận đồng CNY cũng đồng nghĩa với việc quản lý ngoại tệ tại vùng biên mậu chặt chẽ hơn. Các hoạt động liên quan đến CNY sẽ được chuyển đổi, mua – bán trực tiếp tại các NHTM thay vì tìm đến thị trường “phi chính thức” như thời gian trước.

“Chỉ cần bám chặt quy chế quản lý ngoại hối  và đảm bảo đúng quy định về trạng thái ngoại tệ của các NHTM (không vượt quá +/-20% vốn tự có của các NHTM). Bên cạnh đó, áp dụng những chính sách chống đô la hóa như lãi suất huy động Nhân dân tệ bằng 0, thì chẳng ai muốn giữ Nhân dân tệ hoặc hạn chế bằng những chính sách giống như đối với đồng USD thì không có gì đáng lo ngại cho chính sách ngoại hối”, bà Hoàng Anh góp ý.

http://danviet.vn

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG