Thursday, March 28, 2024

Hệ thống tên lửa phòng không Sosna cần vượt rào cản nào để có mặt tại Việt Nam?

Hệ thống tên lửa phòng không Sosna được chế tạo nhằm mục đích thay thế Strela-10 trong Quân đội Nga cũng như xuất khẩu tới các quốc gia khác trên thế giới.

Hệ thống tên lửa phòng không tầm thấp Sosna do cơ sở KBtochmash chế tạo là một trong số những vũ khí đáng chú ý nhất được Nga trưng bày trong khuôn khổ Triển lãm quân sự Army 2018.

Sosna được thiết kế như một hệ thống phòng không lục quân đúng nghĩa khi đặt trên khung gầm xe lội nước bánh xích MT-LB có độ việt dã rất cao, bơi được qua sông hồ để theo kịp đội hình hành quân của xe tăng, thiết giáp.

Mục đích của nhà sản xuất khi tạo ra Sosna chính là nhằm thay thế các tổ hợp Strela-10 (SA-13 Gopher) đã lạc hậu trong Quân đội Nga cũng như xuất khẩu tới những khách hàng tiềm năng.

Đại diện của KBtochmash cho biết sau khi giành được hợp đồng cung cấp cho Quân đội Nga, họ sẽ đẩy mạnh việc xuất khẩu hệ thống vũ khí này cho đối tác tiềm năng tại khu vực Đông Nam Á.

Hệ thống tên lửa phòng không Sosna cần vượt rào cản nào để có mặt tại Việt Nam?

Hệ thống tên lửa phòng không Sosna được trưng bày tại Army 2018

Tuy không nói rõ cụ thể khách hàng tại Đông Nam Á là ai nhưng các chuyên gia quân sự đều cho rằng đó có thể là Việt Nam, khi chúng ta đang vận hành những tổ hợp Strela-10 và có nhu cầu hiện đại hóa phòng không lục quân.

Trong khu vực Đông Nam Á, hiện tại chỉ có Việt Nam là còn vận hành các tổ hợp Strela-10, cho nên dĩ nhiên chúng ta sẽ là đối tượng được nhà sản xuất Nga nhắm tới.

Với tầm bắn 10 km, trần bay 5 km, các thông số trên của tên lửa đánh chặn thuộc tổ hợp Sosna đều tốt hơn khi đặt cạnh Strela-10, bên cạnh đó là khả năng kháng nhiễu cực cao.

Hệ thống phòng không Sosna còn có một lợi thế khác khi được chào hàng cho Việt Nam, đó là nó cùng sử dụng tên lửa đánh chặn 9M317 Sosna-R, đây là vũ khí phòng không chính của các tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9.

Nếu lựa chọn hệ thống phòng không Sosna thì Việt Nam sẽ có lợi thế rất lớn khi đã hiểu quá rõ vũ khí này, đồng thời tiết kiệm được chi phí dành cho bảo dưỡng kỹ thuật vì đã được đồng bộ từ lâu.

Hơn thế nữa, tiềm năng hiện đại hóa của Sosna cũng còn rất lớn, đó là trong tương lai nó có thể được tích hợp thêm radar dẫn bắn thay vì phụ thuộc hoàn toàn vào thiết bị quang điện tử như hiện nay.

Hệ thống tên lửa phòng không Sosna cần vượt rào cản nào để có mặt tại Việt Nam?

Sosna liệu có được Việt Nam lựa chọn để thay thế Strela-10

Nhưng con đường tới Việt Nam của hệ thống phòng không Sosna được dự báo sẽ không hề bằng phẳng khi phải cạnh tranh với SPYDER-SR, vũ khí của Israel có thể đảm nhiệm tốt vai trò của Sosna.

Hơn thế nữa, khi đặt cạnh nhau thì thậm chí SPYDER-SR còn tỏ ra vượt trội Sosna nhờ sở hữu tầm bắn lên tới 20 km, trần bay 9 km, xe radar được trang bị cả kênh sóng lẫn kênh ảnh nhiệt.

Hai loại tên lửa Python-5 cùng với Derby của SPYDER-SR có khả năng kháng nhiệt lẫn chịu quá tải cao gấp nhiều lần Sosna, cơ chế dẫn bắn cũng như chống nhiễu của nó đều được nhận xét là vượt trội.

Tuy vậy Sosna cũng có một lợi thế so với SPYDER-SR đó là giá thành đạn đánh chặn rẻ hơn, mức độ việt dã của khung xe bánh xích hơn hẳn bánh lốp, có thể vừa chạy vừa bắn.

Cuộc đua giữa Sosna với SPYDER-SR hay thậm chí cả Pantsir-S1 trong việc giành hợp đồng xuất khẩu tới Việt Nam được dự báo là rất hấp dẫn và còn nhiều căng thẳng chưa thể đoán trước.

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG