Tuesday, March 19, 2024

GẠC MA VÒNG TRÒN BẤT TỬ: VIẾT VỀ LỊCH SỬ MÀ KHÔNG CÓ “TÂM”

Gạc Ma – vòng tròn bất tử là cuốn sách gây tranh cãi nhất khi viết về một sự kiện lịch sử quan trọng của nước nhà. Trải qua 48 lần biên tập, hàng trăm lần chính sửa, qua tay nhiều nhà xuất bản nhưng đến nay cuốn sách này vẫn chưa thể hoàn chỉnh. Thiếu sót lớn nhất chính là cái “tâm” của các tác giả.

GẠC MA VÒNG TRÒN BẤT TỬ: VIẾT VỀ LỊCH SỬ MÀ KHÔNG CÓ “TÂM”

Mới đây, ông Nguyễn Anh Vũ cho biết Nhà xuất bản Văn học sẽ tạm dừng phát hành cuốn sách để tiến hành rà soát tổng thể, chỉnh sửa những sai sót mà bạn đọc phản ánh trong cuốn sách Gạc Ma-Vòng tròn bất tử. Một lần nữa, nhà xuất bản lại phải dừng phát hành cuốn sách để chỉnh sửa những lỗi không đáng có, hoàn toàn có thể cập nhật và chỉnh sửa từ rất lâu.

Một điểm nhấn gây sự chú ý nhất trong cuốn sách chính là quyết định “không nổ súng trước” từ cấp trên đối với các chiến sĩ bảo vệ Gạc Ma. Vậy mà trong cuốn sách của tướng Lê Mã Lương, vấn đề này lại được chỉnh sửa dẫn đến cái nhìn lệch lạc nghiêm trọng về quyết định đó. Trong một đoạn video đăng trên báo Pháp luật, tướng Lê Mã Lương đã khẳng định: Ai đã tiếp tay cho Trung Quốc chiếm đảo Gạc Ma, ai đã ra lệnh cho các chiến sĩ không được nổ súng.

Thông tin này đã khiến dư luận hiểu sai lệch về sự kiện, cho rằng chính quyền đã để cho quân Trung Quốc đóng chiếm đảo. Nhưng trên thực tế, quyết định của ban lãnh đạo là không được nổ súng trước, chứ không hề có lệnh không được nổ súng. Điều này đã được kiểm chứng qua các nhân vật lịch sử trực tiếp làm công tác liên quan đến việc bảo vệ đảo Gạc Ma năm 1988 như thiếu tướng Anh hùng LLVT Hoàng Kiền- Trung tá Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn Công Binh Hải Quân 83 (nay là Lữ đoàn công binh Hải Quân 83), Phó đô Mai Xuân Vĩnh nguyên Tư lệnh Hải quân, Đại tá Trần Đình Dần – Nguyên Chủ nhiệm CBHQ, nguyên Trung đoàn trưởng Trung đoàn CB Hải quân 83, nguyên Trung đoàn phó – TMT trong sự kiện 14/3/1988, người trực tiếp giao nhiệm vụ cho phân đội Công binh đi làm nhiệm vụ lắp dựng nhà C3 trên đảo Gạc Ma.

Ngoài ra, thông tin liên quan đến các chiến sĩ tham gia trận chiến bảo vệ Gạc Ma đều bị sai lệch, chẳng hạn như anh Mai Xuân Hải, Liên Trạch, Bố Trạch, Quảng Bình mặc dù còn sống nhưng lại bị cuốn sách báo tử ở trang 200, hoặc trường hợp liệt sĩ Trần Văn Phương quê ở làng cát Đơn Sa, Quảng Phúc, Quảng Trạch nay là thị xã Ba Đồn thì sách lại di dời anh qua huyện Bố Trạch.

Chủ biên của cuốn sách này là Thiếu tướng Lê Mã Lương, nguyên Giám đốc bảo tàng quân sự Việt Nam. Những sai sót của cuốn sách xuất phát từ sự thiếu thông tin và sự áp đặt ý kiến chủ quan vào sự thật lịch sử. Đã là lịch sử thì không gì có thể thay đổi được, kể cả những nhà nghiên cứu khoa học tài ba đến mấy cũng không thể thay đổi lịch sử. Chính vì vậy, khi chưa có thông tin chính xác thì không nên đặt bút viết ra một cuốn sách lịch sử như này được. Những thông tin không chính xác mà được lan truyền rộng rãi chẳng khác nào tuyên truyền xuyên tạc lịch sử, chính tướng Lương sẽ là tội đồ của lịch sử Việt Nam.

Nếu người viết không thực sự có “tâm” với lịch sử thì nên khai tử cuốn sách này. Vấn nạn học sinh thờ ơ với lịch sử chưa nghiêm trọng bằng việc quảng bá thông tin sai lệch liên quan đến lịch sử. Ban biên soạn cần nghiêm túc chỉnh sửa từng trang, từng dòng trong cuốn sách, chỉ cần sai một li đi một dặm.

Công Lý (Nhân quyền VN)

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG