Thursday, March 28, 2024

Luật An ninh mạng: Phản bác luận điệu xuyên tạc

Có người cho rằng Luật An ninh mạng Việt Nam sẽ cấm các trang mạng xã hội như Facebook, Twite, Zalo…, các trang tìm kiếm như Google để dùng mạng riêng giống như Nga hay Trung Quốc.

Câu trả lời là sai! Vì Luật An ninh mạng chỉ quy định “Doanh nghiệp trong và ngoài nước cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng internet và các dịch vụ gia tăng trên không gian mạng tại Việt Nam có hoạt động thu thập, khai thác, phân tích, xử lý dữ liệu về thông tin cá nhân, dữ liệu về mối quan hệ của người sử dụng dịch vụ, dữ liệu do người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam tạo ra phải lưu trữ dữ liệu này tại Việt Nam trong thời gian theo quy định của Chính phủ”. (Khoản 3 Điều 26).

Luật An ninh mạng: Phản bác luận điệu xuyên tạc

Có người cho rằng chỉ có Việt Nam và Trung Quốc mới yêu cầu phải đặt máy chủ lưu trữ dữ liệu người dùng ở trong nước.

Câu trả lời là sai ! Vì Đến nay, đã có hơn 18 quốc gia thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), trong đó có Mỹ, Canada, Úc, Đức, Pháp… đã quy định về pháp luật bắt buộc phải lưu trữ dữ liệu trong lãnh thổ quốc gia. Mới đây nhất có thêm Ấn Độ cũng yêu cầu tương tự ! Tại sao Việt Nam lại không thể quy định ? Tuy nhiên, Luật An ninh mạng Việt Nam đã không quy định bắt buộc thực hiện điều này mà chỉ yêu cầu lưu trữ dữ liệu người dùng trên lãnh thổ Việt Nam.

Có người cho rằng Luật An ninh mạng Việt Nam yêu cầu các doanh nghiệp trong và ngoài nước khi cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng internet và các dịch vụ gia tăng trên không gian mạng tại Việt Nam (sau đây gọi tắt là nhà mạng) phải cung cấp toàn bộ thông tin về người dùng cho Nhà nước, kể cả các thông tin cá nhân, riêng tư.

Câu trả lời là hoàn toàn sai ! Vì Luật An ninh mạng Việt nam chỉ yêu cầu các nhà mạng xác thực thông tin khi người dùng đăng ký tài khoản số; bảo mật thông tin, tài khoản của người dùng; cung cấp thông tin người dùng cho lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Công an khi có yêu cầu bằng văn bản để phục vụ điều tra, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về an ninh mạng; (Điểm a, Khoản 2 Điều 26) và lưu nhật ký hệ thống để phục vụ điều tra, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về an ninh mạng trong thời gian theo quy định của Chính phủ. (điểm b Khoảng 2 Điều 26).

Có người cho rằng các công ty mạng của nước ngoài sẽ không cũng cấp thông tin người dùng theo yêu cầu của Chính phủ Việt Nam chơi “luật rừng”.

Đây là điều bịa đặt bởi hàng năm, Facebook đều có báo cáo về cơ sở dữ liệu cho các chính quyền các nước là thị trường của họ Tổng cộng có tất cả 103 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong đó có Việt Nam.

Và Sau khi Luật An ninh mạng được Quốc hội chính thức thông qua, đại diện Facebook tại Việt Nam cho biết hoạt động của Facebook không hề bị ảnh hưởng tại Việt Nam. Hơn thế nữa, Facebook đang hoàn tất các thủ tục pháp lý để chuẩn bị thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam; giúp Facebook hoạt động tốt hơn, cũng như phối hợp tốt hơn với Chính phủ Việt Nam trong tương lai.

Và cho đến nay, các nhà mạng Google, Facebook và một số nhà mạng khác vẫn hoạt động bình thường tại Việt Nam cũng như không có ý định rút khỏi thị trường này. Tất nhiên, theo Luật An ninh mạng, những nhà mạng không đăng ký hoạt động với chính quyền Việt Nam như Wikipedia sẽ được yêu cầu phải đăng ký. Nếu không đăng ký, họ sẽ bị “cắt sóng”.

Một số người cho rằng Luật An ninh mạng Việt Nam vi phạm nhân quyền và không có quốc gia nào có luật này.

Đây lại là một sự bịa đặt nữa dựa trên sự đánh tráo khái niệm. Đến nay, 138 quốc gia đã có luật An ninh mạng bao gồm cả luật chuyên đề và các quy định pháp quy nằm rải rác ở các luật khác và không ít các luật đó còn gắt gao hơn nhiều so với Việt Nam. Tại Đức, Bộ Tư pháp rất xem trọng việc an ninh mạng, họ ra chỉ thị rõ ràng cho Facebook nếu anh quản lý không tốt để người dân kích động bạo lực, chửi bới trên mạng, xuyên tạc sẽ bị phạt thẳng tay từ những người quản lý Facebook đến những người phát biểu phát biểu. Đạo luật Netzwerkdurchsetzungsgesetz (NetzDG) được thông qua giữa năm ngoái nhưng chính thức có hiệu lực vào 1-1-2018 vừa qua sau 2 tháng gia hạn để các nhà cung cấp dịch vụ mạng xã hội phát triển các công cụ ngăn chặn phát ngôn kích động thù hận. Tại Hàn Quốc, nếu bạn cứ dùng mạng xã hội để tung ra những lời chửi bới một “thần tượng” nào đó thì bạn sẽ sớm nhận được đơn kiện từ công ty chủ quản của nhân vật nổi tiếng ấy.

Vì sao các thế lực thù địch điên cuồng chống lại Luật An ninh mạng của Việt Nam ?

Ngay từ khi bản Dự thảo lần 1 của Luật An ninh mạng Việt Nam được trình ra Kỳ họp lần thứ tư, Quốc hội Việt Nam để thảo luận, lấy ý kiến góp ý của các Đại biểu Quốc hội, đã có một số ý kiến băn khoăn lo ngại ở cả trong Quốc hội và trong dư luận. Thậm chí, có đại biểu quốc hội đã công khai rằng mình đã bấm nút phản đối Luật An ninh mạng. Tựu chung lại có lại có bốn nhóm đối tượng bày tỏ sự băn khoăn lo ngại hoặc chống lại luật này.

Thứ nhất là những người ít hiểu biết về luật pháp Việt Nam và công pháp quốc tế, đặc biệt là những Hiệp định tự do thương mại (AFTA) mà Việt Nam đã ký kết với các nước trong khuôn khổ Tổ chức thương mại thế giới (WTO) hoặc Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership – CPTPP). Tuy nhiên, cho đến nay, thế giới chưa hề có một khái niệm nào coi không gian mạng là hàng hóa mà chỉ có các đơn vị thông tin được truyền-nhận trên không gian mạng là hàng hóa được tính bằng Byte, Megabyte, Gigabyte, Tetabyte .v.v… Luật An ninh mạng Việt Nam cũng không có điều nào quy định đánh thuế xuất nhập khẩu các đơn vị thông tin mà chỉ có quy định về việc bảo vệ bản quyền đối với nội dung thông tin. Và quy định này phù hợp với các quy định của WTO về sử hữu trí tuệ. Đối với Hiệp định CP TPP cũng vậy.

Thứ hai là những người đang sử dụng không gian mạng mặc dù không có hành vi xâm phạm đối với an ninh mạng hoặc không có hành vi xâm phạm an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội nhưng vẫn lo ngại mình bị lộ thông tin cá nhân, lo ngại các nhà mạng sẽ rút khỏi thị trường Việt Nam. Để giải đáp những lo ngại này, họ đã không tìm đến văn bản chính thức của Luật An ninh mạng vừa được Quốc hội thông qua mà lại tiếp nhận những thông tin sai lệch, những thông tin bị bóp méo, bị xuyên tạc, thậm chí là bịa đặt được phát ra từ bộ máy truyền thông của những thế lực thù địch với Việt Nam. Từ đó, họ đã có những phản ứng không phù hợp.

Thứ ba là các thế lực thù địch với Việt Nam đã quyết liệt chống phá việc thông qua Luật An ninh mạng và hiện đang chống phá rất quyết liệt việc đưa Luật An ninh mạng vào cuộc sống. Điều này hoàn toàn hợp logic bởi với những quy định của Luật An ninh mạng thì từ nay, những thế lực thù địch chống phá Nhà nước Việt Nam, đi ngược lại lợi ích của dân tộc Việt Nam đã không còn được tự tung tự tác trên không gian mạng, không còn cái gọi là “sự tự do trên mạng” để lan truyền những thông tin chống phá Nhà nước Việt Nam, gây phương hại đến an ninh quóc gia và trật tự an toàn xã hội của Việt Nam. Đó mới là nguyên nhân đích thực của những hành động điên cuồng chống lại Luật An ninh mạng của Việt Nam.

Sự điên cuồng này được thể hiện rõ ngay từ khi Quốc hội Việt Nam khóa XIV trong kỳ họp thứ 5 bắt đầu thảo luận và dự định thông qua Luật An ninh mạng. Am mưu của các thế lực này là lợi dụng sự thiếu hiểu biết về pháp luật của người dân để lừa bịp và dựa vào những thế lực chống Việt Nam ở nước ngoài để tuyên truyền bịa đặt, xuyên tạc về Luật An ninh mạng. Mục đích cuối cùng của chúng là “tước vũ khí luật pháp” của Việt Nam để có thể ngang nhiên xâm phạm chủ quyền độc lập, an ninh quốc gia và trật tự xã hội của Việt Nam trên không gian mạng, can thiệp thô bạo vào công việc nội bộ của Việt Nam.

Trong chiến dịch chống phá này, các thế lực thù địch không chỉ thông qua những tên tay sai ở trong nước kích động người dân biểu tình trái phép, đập phá tài sản của Nhà nước mà còn hỗ trợ về tinh thần cho những hành vị vi phạm pháp luật nghiêm trọng đó bằng các nội dung thông tin sai trái, xuyên tạc, bịa đặt từ bộ máy truyền thông. Thực tế cho thấy nhiều tin bài xuyên tạc, bịa đặt về Luật An ninh mạng của Việt Nam được đăng tải với tần xuất dày đặc hàng chục bài mõi ngày trên các trang BBC tiếng Việt, VOA tiếng Việt, RFA tiếng Việt .v.v… cũng như các trang mạng của Việt Tân (do Hoàng Cơ Minh lập ra và hiện do các phần tử phản động lưu vong ở Mỹ như Đỗ Hoàng Điềm, Lý Thái Hùng, Nguyễn Đỗ Thanh Phong, Nguyễn Kim, Nguyễn Quốc Quân, Đặng Vũ Chấn, Hà Đông Xuyến… cầm đầu), của cái gọi là Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời tại Mỹ do Đào Minh Quân và 6 đối tượng khác cầm đầu. Cả hai tổ chức này đều bị Chính phủ Việt Nam xếp vào danh sách các tổ chức khủng bố.

Một điều đáng mừng là tiếp theo việc chính quyền Việt Nam tuyên bố hai tổ chức Việt Tân và Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời là hai tổ chức khủng bố thì một số trang mạng của các nhóm phản động đã bị chính chủ mạng gỡ bỏ. Mới đây nhất, chưa cần đến các cơ quan bảo vệ pháp luật của Việt Nam phải can thiệp mà chỉ cần những facebooker Việt Nam yêu nước báo cáo nhà mạng Facebook về hành vi lan truyền thoongh tin kích động bạo lực đăng tải trên các trang FB “Việt Tân” và “Nhật ký yêu nước”, chủ nhà mạng xã hội Facebook đã thẳng tay xóa sổ hai trang này.

Bên cạnh các đối tượng chống phá Việt Nam về chính trị gây phương hại cho an ninh quốc gia của Việt Nam thì những đối tượng có những hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền, buôn bán người, buôn bán ma túy, buôn bán hàng cấm… và có các hành vi vi phạm pháp luật khác trên mạng cũng không còn có thể tự tung tự tác gây thiệt hại cho người tiêu dùng.

Những đối tượng lo ngại vô lý về Luật An ninh mạng thì có thể dùng các biện pháp tuyết phục, giáo dục, giải thích để cho họ hiểu đúng. Còn đối với những kẻ quyết liệt chống lại Luật An ninh mạng thì có thể coi đó là các hành vi chống lại việc khẳng định của quyền, độc lập, an ninh quốc gia và trật tự xã hội của Việt Nam trên không gian mạng và đó là những hành vi phản quốc. Với việc Luật An ninh mạng được thông qua và có hiệu lực sau nửa năm nữa, chắc chắn Việt Nam sẽ có hành lang pháp lý chuẩn mực để bảo vệ chủ quyền, độc lập, an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội trên không gian mạng.

Minh Nguyễn

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG