Friday, March 29, 2024

Chuyện về Phạm Chí Dũng

Theo thông tin từ các phương tiện thông tin đại chúng thì nhằm quán triệt thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 khóa XII của Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng ủy Công an Trung ương – Bộ Công an đã báo cáo và được Bộ Chính trị đồng ý thông qua Đề án số 106 và ban hành Nghị quyết về “Tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy Bộ Công an tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.

Được biết, điểm nổi bật trong nội dung Nghị quyết của Bộ Công an: Một, về chức năng, nhiệm vụ của Bộ Công an không thay đổi; Hai là, xây dựng tổ chức bộ máy của Bộ Công an tập trung, thống nhất, chuyên sâu, tinh gọn đầu mối, hoạt động hiệu lực, hiệu quả tăng cường cho cơ sở theo hướng “Bộ tinh, tỉnh mạnh, huyện toàn diện, xã bám cơ sở”.

Bộ Công an sẽ không tổ chức cấp trung gian; sắp xếp, thu gọn các đơn vị sự nghiệp công lập, giáo dục, báo chí, y tế trong Công an nhân dân. Tổ chức lại Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gắn với Công an tỉnh, thành phố để bảo đảm gắn kết, phát huy tối đa nguồn lực trong thực thi nhiệm vụ. Xây dựng Công an xã, thị trấn chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại.

Trong khi những thông tin trên đang nhận được sự ủng hộ rộng rãi của toàn xã hội. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng đây là bước đi tiên phong và là bước đột phá táo bạo của ngành Công an, bởi tinh gọn bộ máy sẽ kéo theo nhiều vấn đề về cán bộ, đặc biệt là cán bộ cấp cao. Thế nhưng, như người ta “biết thì thưa thốt, không biết dựa cột mà nghe”. Đằng này “Tiến sĩ rởm” Phạm Chí Dũng không chịu thu thập các thông tin chính thống mà đã ngứa mồm, lợi dụng sự việc này để đăng đàn nói bậy trên trang mạng được liệt vào các trang mạng phản động đó là websitechantroimoimedia.com, với âm mưu gây mâu thuẫn giữa Quân đội và Công an – 2 lực lượng bảo vệ nhân dân, đất nước, Đảng và chế độ.

Chuyện về Phạm Chí Dũng

Trước hết, tác giả xin được tóm tắt lại về tiểu sử của Dũng để quý độc giả hiểu rõ về con người này. Phạm Chí Dũng (sinh năm 1966) là nhà báo độc lập, tiến sĩ kinh tế sống tại Thành phố Hồ Chí Minh. Trước năm 2013, Dũng đã có thời gian 30 năm làm việc trong Quân đội. Ngày 17/7/ 2012, Dũng bị bắt khẩn cấp vì bị tình nghi biên soạn tài liệu “nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”. Sau đó, ông bị khởi tố hai tội danh “Âm lưu lật đổ chính quyền” (theo Điều 79 Bộ luật hình sự) và “Tuyên truyền chống nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (theo Điều 88 Bộ luật hình sự). Tuy nhiên sau 6 tháng tạm giữ, công an đã thông báo đình chỉ điều tra và kết thúc vụ án. Năm 2014, Dũng thành lập Hội nhà báo độc lập Việt Nam và giữ cương vị chủ tịch của tổ chức này. Phạm Chí Dũng được biết đến là một nhà báo tự do, là người có những hành vi sai trái, một người từng bị cơ quan an ninh Việt Nam bắt và điều tra xử lí …Theo như nguồn thông tin tôi tìm hiểu thì được biết đây là một con người “ất ơ”, mãi tới cái tuổi 40 ông mới có vợ, ông đã viết các bài viết nhằm bôi nhọ các vị lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam. Dũng cũng là một chủ đề được khá nhiều các trang báo của bọn rận chủ tung hô, là chủ đề cho “rận” viết bài, đồng thời những bài viết của ông cũng được đám rận chủ đăng lên các trang mạng này như một con người nổi tiếng.

Nói tiếp về bài viết trên, Phạm Chí Dũng có viết: “Một vấn đề đáng chú ý và mổ xẻ là trong khi giao Đảng ủy Công an trung ương xây dựng Đề án 106 về “cải tổ” ngành Công an, ông Nguyễn Phú Trọng lại không đả động gì đến bộ máy hiện hữu của Bộ Quốc phòng.”

Tiếp theo cái luận điệu xuyên tạc trên, ông ta dẫn ra ví dụ về Vũ Nhôm và Nguyên cục trưởng Cục Chống tội phạm công nghệ cao Nguyễn Thanh Hóa, so sánh thực trạng của Bộ Công an với Bộ Quốc trong khi Bộ Công an mất toàn bộ cấp Tổng cục thì Bộ Quốc phòng vẫn được giữ nguyên Tổng cục Chính trị, Tổng cục Tình báo, Tổng cục Hậu cần, Tổng cục Kỹ thuật và Tổng cục Công nghiệp quốc phòng, để hàm hồ kết luận rằng: “Bộ Công an đang chịu quá nhiều tai tiếng và vì thế nó lọt vào tầm ngắm của Tổng bí thư, cho nên đòn “chống tham nhũng” đã giáng thẳng vào cơ quan Bộ vẫn được xem là có đặc quyền “bất khả xâm phạm” này”.

Chắc quý độc giả chỉ cần đọc qua đã thấy “sặc mùi” chống phá, phá hoại trong bài viết trên. Tôi xin phép được nêu ra mấy điểm sau nhằm vạch rõ bộ mặt thật của ông Phạm Chí Dũng mang danh Tiến sĩ kia!

Thứ nhất, cần nhìn nhận vấn đề tinh gọn bộ máy của lực lượng Công an – mà nói theo cách của Phạm Chí Dũng là cải tổ bộ máy, vấn đề này xuất phát từ yêu cầu khách quan của thực tiễn chứ hoàn toàn không phải vì tình cảm cá nhân hay vì những con sâu làm dầu nồi canh như ông Dũng nói.

Mặt khác, khi tình hình thay đổi, nhiệm vụ chính trị thay đổi, thì tất nhiên bộ máy tổ chức và nhân sự cũng cần có sự điều chỉnh để đáp ứng, phù hợp với sự thay đổi này. Không thể cứ giữ nguyên một bộ máy cho dù nó chạy êm ru ở giai đoạn trước. Đó chính là quan điểm lịch sử – cụ thể khi xem xét các vấn đề.

Rõ ràng lãnh đạo Bộ Công an đã nhận thấy một bộ máy cồng kềnh, có nhiều tầng nấc trung gian, nhiều đơn vị cùng thực hiện một chức năng dẫn tới trùng dẫm, làm giảm hiệu quả tác chiến, không phát huy hết khả năng của từng cán bộ chiến sĩ và cũng là gánh nặng đối với ngân sách nhà nước. Không những thế, tổ chức bộ máy cồng kềnh sẽ dẫn đến rườm rà về thủ tục hành chính và rất có thể là cơ hội cho các nhóm lợi ích phát sinh.

Phạm Chí Dũng còn ám chỉ rằng “việc cơ cấu lại tổ chức bộ máy là do áp lực từ b
ên trên”, nhưng sự thật thì không phải như vậy. Theo thông tin chính thống từ Bộ Công an thì Đề án tinh gọn bộ máy ngành Công an là do chính ngành Công an xây dựng, đề xuất chứ không phải do tác động từ bên ngoài hay bên trên. Đây là kết quả đạt được dựa trên cơ sở Đề án số 106 do Đảng ủy Công an Trung ương tập trung nghiên cứu, xây dựng, hoàn thiện từ sau Đại hội XII và tới nay được Bộ Chính trị phê duyệt. Khi đề xuất, ngành Công an đã trình 2 phương án và phương án xóa bỏ các Tổng cục, hạ cấp 2 Bộ Tư lệnh được chọn lựa. Theo đó bộ máy ngành Công an sẽ không còn tầng nấc trung gian, các đơn vị cấp cục và tương đương chỉ còn lại một nửa là 60 đầu mối.

Thứ hai, không thể nói rằng, việc bắt Vũ Nhôm và Nguyên Cục trưởng Cục Chống tội phạm công nghệ cao Nguyễn Thanh Hóa hay vì một vài hiện tượng tiêu cực trong ngành mà nói rằng uy tín của ngành Công an giảm sút được. Trái lại, theo đánh giá của người dân thì việc chống tiêu cực được triển khai sâu rộng trong ngành, việc quyết liệt xử lý nghiêm ngay cả với những sĩ quan cấp tướng đã từng có cống hiến lớn lao cho xã hội, nay bị tha hóa, biến chất, đã cho thấy Công an vẫn luôn là thanh bảo kiếm vững chắc bảo vệ Đảng, Nhà nước và nhân dân thể hiện quyết tâm của lực lượng Công an nhân dân trong công cuộc đẩy lùi tham nhũng, đồng thời xây dựng lực lượng Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại.

Thứ ba, Phạm Chí Dũng cố tình so sánh việc Bộ Chính trị “yêu cầu” cho Bộ Công an tiến hành Đề án 106 với việc Quân đội vẫn giữ nguyên để cho rằng Bộ Công an bị thất sủng. Cách viết này một mặt hạ uy tín của ngành Công an, mặt khác tạo ra sự đối chọi giữa 2 lực lượng nòng cốt của đất nước này. Điều gì sẽ xảy ra nếu như 2 lực lượng này mất đoàn kết? Chăc chắn quý độc giả đều đã có câu trả lời.

Xin thưa rằng, Quân đội có quân số đông và nhiệm vụ của họ cũng khác với Công an, do đó Quân đội cần có một bộ máy tổ chức với cơ cấu khác hẳn Bộ Công an. Vấn đề ở đây là tối ưu hóa bộ máy để làm sao nó phát huy hiệu quả, hiệu lực nhất, phục vụ cho lợi ích của nhân dân và Nhà nước, đúng không nào.

Thay cho đoạn kết, tôi có lời khuyên gửi tới ông Tiến sĩ Phạm Chí Dũng thế này: “Trò ăn không nói có, đơm chuyện đặt điều hay chọc gậy bánh xe đã trở thành nghề của quá nhiều tên ảo tưởng, zân chủ nửa vời rồi ông Tiến sỹ Dũng à. Nên nhớ rằng, pháp luật Việt Nam không có khoảng trống cho bất cứ ai. Những lời ông nói với mục đích chống phá, gây mất đoàn kết trong nhân dân thì đó sẽ là bằng chứng buộc tội ông trước pháp luật đó!”./.

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG