Friday, March 29, 2024

Vì sao Trịnh Xuân Thanh không bị kết án tử hình?

Trong phần nhận định, HĐXX lý giải tại sao không tuyên mức án tử hình đối với bị cáo Trịnh Xuân Thanh.

Sáng nay, HĐXX tuyên phạt bị cáo Trịnh Xuân Thanh (SN 1966, nguyên Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc, Tổng công ty Xây lắp dầu khí Việt Nam – PVC) 14 năm tù tội Cố ý làm trái; chung thân tội Tham ô tài sản. Tổng hợp hình phạt: tù chung thân.

Theo nhận định của HĐXX, Trịnh Xuân Thanh là Chủ tịch HĐQT PVC, có vai trò chính trong việc chỉ đạo PVC ký hợp đồng EPC số 33 trái quy định của pháp luật; xin cấp tạm ứng thực hiện hợp đồng khi chưa đủ điều kiện và quyết định sử dụng tiền tạm ứng trái luật.

Vì sao Trịnh Xuân Thanh không bị kết án tử hình?

Bị cáo Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm nghe tòa tuyên án. Ảnh: TTXVN

Đối với hành vi tham ô, bị cáo là người giữ vai trò chính trong việc đề ra chủ trương, cùng Vũ Đức Thuận chỉ đạo cấp dưới lập khống hồ sơ, rút tiền hơn 13 tỷ đồng từ Ban điều hành dự án Vũng Áng – Quảng Trạch để chia nhau sử dụng cá nhân, trong đó bị cáo trực tiếp chiếm đoạt 4 tỷ đồng.

Hành vi chiếm đoạt của bị cáo là đặc biệt nghiêm trọng, đủ điều kiện để áp dụng quy định tại khoản 4, điều 353 bộ luật Hình sự năm 2015 với mức án là tử hình.

Tuy nhiên, bị cáo cùng gia đình đã tự nguyện khắc phục 4 tỷ đồng, gia đình bị cáo đều là cán bộ có công với Nhà nước.

Tại phiên tòa, bị cáo đã phần nào nhận ra sai phạm của mình; đồng thời HĐXX cũng cân nhắc về nhiều mặt nên có thể xem xét không cần thiết áp dụng mức hình phạt cao nhất.

Tội tham ô tài sản được quy định, hướng dẫn tại điều 353 bộ luật Hình sự:
1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về một trong các tội quy định tại mục 1 chương này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Có tổ chức;
b) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;
c) Phạm tội 02 lần trở lên;
d) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
đ) Chiếm đoạt tiền, tài sản dùng vào mục đích xóa đói, giảm nghèo; tiền, phụ cấp, trợ cấp, ưu đãi đối với người có công với cách mạng; các loại quỹ dự phòng hoặc các loại tiền, tài sản trợ cấp, quyên góp cho những vùng bị thiên tai, dịch bệnh hoặc các vùng kinh tế đặc biệt khó khăn;
e) Gây thiệt hại về tài sản từ 1.000.000.000 đến dưới 3.000.000.000 đồng;
g) Ảnh hưởng xấu đến đời sống của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan, tổ chức.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
b) Gây thiệt hại về tài sản từ 3.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Dẫn đến doanh nghiệp hoặc tổ chức khác bị phá sản hoặc ngừng hoạt động.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;
b) Gây thiệt hại về tài sản 5.000.000.000 đồng trở lên.
5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
6. Người có chức vụ, quyền hạn trong các DN, tổ chức ngoài Nhà nước mà tham ô tài sản, thì bị xử lý theo quy định tại điều này.

T.Nhung

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG