Thursday, March 28, 2024

Vì sao ông Trần Bắc Hà né được án vụ Phạm Công Danh

CQĐT cho rằng, các cá nhân như ông Trần Bắc Hà, Đoàn Ánh Sáng, Trần Lục Lang… tuy có các sai phạm, nhưng kết quả giám định về thiệt hại không xảy ra tại BIDV.

VKSND tối cao vừa hoàn tất cáo trạng truy tố các bị can trong vụ sai phạm xảy ra tại các ngân hàng: Xây dựng (VNCB), Sacombank; Tiên Phong; BIDV.

Theo cáo trạng, khi thực hiện đề án tái cơ cấu NH Đại Tín (sau đổi tên là NH Xây dựng – VNCB), do không có tiền để tăng vốn điều lệ, tháng 9/2013, Phạm Công Danh (Chủ tịch HĐQT VNCB) đã đến NH BIDV gặp ông Đoàn Ánh Sáng (Phó TGĐ) và ông Trần Lục Lang (Phó TGĐ phụ trách Ban quản lý rủi ro) để đặt vấn đề về việc Danh giới thiệu sang BIDV các DN muốn vay vốn kinh doanh vật liệu xây dựng.

Vì sao ông Trần Bắc Hà né được án vụ Phạm Công Danh

Phạm Công Danh

Trường hợp khách hàng do Danh giới thiệu không đủ tài sản đảm bảo, VNCB sẽ hỗ trợ dùng tài sản của mình để cầm cố, thế chấp, đảm bảo khoản vay.

Sau khi nhận được cái gật đầu của lãnh đạo BIDV, Phạm Công Danh chỉ đạo cấp dưới dùng chính những công ty do ông ta thành lập, nhờ nhân viên bảo vệ, lái xe của tập đoàn Thiên Thanh hoặc người nhà của các nhân viên này đứng tên GĐ để ký hồ sơ vay.

Trong số 12 công ty kể trên có công ty An Phát do Phạm Việt Thép, anh trai của Phạm Thị Trang (tức Trang Phố Núi) đứng tên làm GĐ.

Dù biết rõ 12 công ty trên không có bất kỳ hoạt động kinh doanh gì, nhưng theo chỉ đạo của Phạm Công Danh, cấp dưới của ông ta đã lập khống hồ sơ vay vốn cho 12 công ty để nộp cho BIDV.

Phạm Công Danh là người quyết định dùng tài sản đảm bảo gồm 6 lô đất SVĐ Chi Lăng ở Đà Nẵng, đất tại đường Trường Chinh (Đà Nẵng) và 3.070 tỷ đồng tiền gửi của VNCB tại BIDV để bảo lãnh các khoản vay và được BIDV chấp thuận giải ngân vay với tổng số tiền 4.700 tỷ đồng.

Sau đó ông Đoàn Ánh Sáng đã phê duyệt và chỉ đạo: Đồng ý, xin chủ trương Phó TGĐ Trần Lục Lang và TGĐ. Uỷ quyền cho GĐ chi nhánh các nội dung về điều kiện cấp tín dụng…

Và toàn bộ tiền vay đều được giải ngân chuyển vào tài khoản 4 công ty cung cấp vật liệu xây dựng đầu vào cho 12 công ty vay vốn.

Thực tế, sau khi vay 4.700 tỷ đồng của BIDV, các công ty vay vốn đều không kinh doanh theo phương án vay nợ. Phạm Công Danh khai, số tiền 4.700 tỷ đồng sau đó được dùng để tăng vốn điều lệ cho VNCB, đem trả nợ, dùng để chăm sóc khách hàng và trả lãi các khoản vay của BIDV.

Liên quan đến vụ án, cơ quan điều tra cho rằng, các cá nhân như ông Trần Bắc Hà (nguyên Chủ tịch HĐQT, trưởng phân ban quản lý rủi ro tín dụng BIDV), Đoàn Ánh Sáng, Trần Lục Lang và một số cán bộ khác của BIDV tuy có các sai phạm, nhưng kết quả giám định về thiệt hại không xảy ra tại BIDV.

Hơn nữa, chưa đủ căn cứ xác định những người trên có vai trò đồng phạm với Phạm Công Danh vì không có tài liệu, chứng cứ, lời khai nào cho thấy những người liên quan này biết các công ty vay vốn tại BIDV là do Danh thành lập, điều hành…

Vì vậy, ngày 26/10/2017, Cơ quan điều tra đã có kiến nghị kiểm điểm và xử lý hành chính đối với cán bộ BIDV liên quan kể trên.

Theo Vietnamnet

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG